(Baothanhhoa.vn) - Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật (NKT) trong thời gian qua đã đạt hiệu quả cao. Chương trình đã tạo cơ hội hòa nhập cộng đồng và việc làm cho NKT thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường tính tự chủ, tinh thần nỗ lực của NKT trong phát triển sinh kế...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao năng lực cho người khuyết tật

Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật (NKT) trong thời gian qua đã đạt hiệu quả cao. Chương trình đã tạo cơ hội hòa nhập cộng đồng và việc làm cho NKT thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường tính tự chủ, tinh thần nỗ lực của NKT trong phát triển sinh kế...

Toàn cảnh Đại hội thành lập CLB thanh niên – khuyết tật khởi nghiệp và phát triển tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2017-2022.

Hỗ trợ sinh kế cho NKT có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống nhất là về dạy nghề, tạo việc làm. Có thể nói về hiệu quả ban đầu mà hỗ trợ sinh kế cho NKT mang lại đấy chính là tạo cho NKT có năng lực giao tiếp, từ đây NKT sẽ vững tin hơn, không còn mặc cảm để bước tiếp đến việc dạy nghề và việc làm.

Trong khoảng thời gian 5 năm từ 2012-2017, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã giải quyết việc làm cho 3.020 NKT, trong đó đào tạo nghề và bố trí việc làm là 1.397 người; tư vấn và bố trí việc làm, thông qua các doanh nghiệp 1.623 người với thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng, tập trung chủ yếu vào các nghề: May mặc, sửa chữa điện dân dụng, điện tử, điện lạnh, mây tre đan... Đây rõ ràng là một tín hiệu vui để cho thấy sự cố gắng, nỗ lực vươn lên để hòa nhập cộng đồng, hơn thế đây còn là sự khẳng định cái “tôi” dù “tàn nhưng không phế”.

Từ việc nâng cao năng lực giao tiếp đến dạy nghề và tạo việc làm là cả một cuộc hành trình không dễ đối với NKT. Trong cuộc hành trình này, nhiều doanh nghiệp đã mang lại niềm hạnh phúc cho NKT, họ đã góp phần thổi bùng “ngọn lửa” khát vọng, niềm tin để những NKT đi qua cuộc hành trình gian khó.

Với mong muốn tạo việc làm cho NKT cũng như đưa nghề làm tranh lưu niệm thành một nghề có hiệu quả kinh tế phục vụ cho phát triển văn hóa du lịch của Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, năm 2016, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Thọ Xuân tổ chức khai giảng lớp dạy nghề tranh lưu niệm cho 30 lao động là NKT và thanh niên có hoàn cảnh khó khăn xã Xuân Lam với nguồn kinh phí 186 triệu đồng, do Tổ chức Terre des homes Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ. Người dạy nghề không ai khác chính là những NKT đang làm chủ cơ sở tranh đá quý huyện Vĩnh Lộc và chủ cơ sở tranh gạo huyện Quảng Xương, với mong muốn truyền dạy để nhiều người cùng cảnh ngộ có thể tự lập thân, lập nghiệp, nuôi sống bản thân. Đến nay, đời sống của đa số NKT thụ hưởng dự án đã được cải thiện rõ rệt theo hướng tích cực, góp phần giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Xúc động biết bao khi những ông chủ, bà chủ khuyết tật trực tiếp dạy nghề, tạo việc làm cho những người đồng cảnh. Đó là chị Lê Thị Tuyết, Giám đốc HTX thủ công nghiệp niềm tin 18/4, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa), một NKT đặc biệt teo liệt 2 chân. HTX này thường xuyên tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho hàng trăm lao động khuyết tật. Đó là Công ty TNHH Tâm Ngọc, thị xã Bỉm Sơn do Nguyễn Mạnh Cường làm giám đốc, đây là một NKT liệt toàn thân. Nhiều năm qua, công ty đã tổ chức dạy nghề tranh đá quý cho NKT gắn với bố trí việc làm, tạo được thu nhập thường xuyên 2 triệu đồng/người/tháng... Đó là cơ sở sửa chữa điện dân dụng của anh Đinh Văn Ưng, xã Hà Yên (Hà Trung), bản thân anh Ưng và vợ là NKT nặng nhưng bằng ý chí, nghị lực, cơ sở luôn tạo uy tín với khách hàng và tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động...

“Dạy nghề và bố trí việc làm là hết sức cần thiết và quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, tạo sinh kế lâu dài bền vững cho NKT. Bằng nguồn kinh phí của các tổ chức quốc tế, hội đã tổ chức dạy nghề cho NKT ở nhiều địa phương. Vấn đề đặt ra là khi tổ chức dạy nghề phải đặc biệt quan tâm chọn nghề, chọn giáo viên, chọn đơn vị dạy nghề đến quá trình dạy và học nghề và tổ chức việc làm sau học nghề... Hiện các tổ chức hội từ tỉnh đến huyện đang tiếp tục theo dõi lâu dài về việc bố trí việc làm cho NKT”. Ông Lê Hồng Lương, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh cho biết.

Nhằm tăng cường trao quyền cho NKT, quan tâm đến NKT khởi nghiệp và thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp, ngày 23-10-2017 Hội Người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh đã tổ chức đại hội thành lập câu lạc bộ thanh niên khuyết tật khởi nghiệp và phát triển lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2017-2022. Đây chính là cơ hội để NKT trong tỉnh vượt qua khó khăn, rào cản để học nghề, tìm kiếm việc làm, tổ chức sản xuất và khởi nghiệp thành công.


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]