(Baothanhhoa.vn) - Nằm trong quần thể Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ, được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia thế nhưng Ly Cung nhà Hồ (tên gọi một di tích kiến trúc thời Trần - Hồ) hiện đang có nguy cơ trở thành phế tích.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Nằm trong quần thể Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ, được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia thế nhưng Ly Cung nhà Hồ (tên gọi một di tích kiến trúc thời Trần - Hồ) hiện đang có nguy cơ trở thành phế tích.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Ly Cung nhà Hồ hay còn gọi là Cung Bảo Thanh nằm gọn trong thế tay ngai của núi Đại Lại (nay là núi Kim Âu), thôn Kim Phát, xã Hà Đông, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) với tổng diện tích 2ha. Đây thực chất là cung điện cũ của thời Trần – Hồ. Nơi đây từng gắn với tên tuổi của Hồ Quý Ly - một nhân vật lịch sử nối tiếng dưới triều đại nhà Hồ ở nước ta thế kỷ 14. Ông là người đã có công lớn trong việc xây dựng thành nhà Hồ nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2011.

Theo sử cũ ghi lại, vào những năm 1396 – 1398 nước ta đứng trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm lược từ hai đầu đất nước. Phía Bắc thì giặc Minh cho quân đánh chiếm xâm lược bờ cõi. Phía Nam, quân Chiêm Thành cũng có âm mưu thôn tính nước ta. Lúc này, Hồ Quý Ly đang là một tướng sĩ dưới triều nhà Trần, ông đã đứng ra dùng sách lược mềm mỏng ngoại giao để hoãn binh quân giặc từ hai phía. Trong nước, ông đứng lên dẹp loạn những cuộc nổi dậy của các loạn thần, ông cũng đã tham mưu cho vua tôi nhà Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa để đảm bảo an toàn lâu dài.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Khi vào Thanh Hóa, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng cung Bảo Thanh trên một diện tích lớn. Phía trước là khoảng không gian bao la có sự che chắn của các dãy núi nằm bên sông Lèn (nhánh của sông Mã), phía sau dựa mình vào núi cao. Công trình được đầu tư xây dựng công phu để đón vua Trần vào Thanh Hóa, chuẩn bị cho việc xây dựng kinh đô mới là thành Tây Đô (thành nhà Hồ ngày nay). Những năm tháng này, cung Bảo Thanh trở thành hành dinh chống giặc và nơi đàm luận việc quân cơ của Vua tôi nhà Trần.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Khi giặc Minh xâm lược nước ta, Ly Cung nhà Hồ bị phá. Song khi giặc rút đi thì ở cung Bảo Thanh vẫn còn tồn tại hệ thống nền móng vững chắc và ngôi chùa Phong Công, hay còn gọi là chùa Tranh. Năm 1942, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, nhân chuyến đi qua vùng Lèn (Hà Trung) đã phát hiện ra phế tích kiến trúc cũ đổ nát. Đến năm 1979, sau nhiều đợt thám sát, giới khảo học mới tìm ra và khẳng định đây chính là Ly Cung nhà Hồ. Từ đó, trong các năm 1979 - 1985, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật làm 4 đợt ở Ly Cung trên diện tích rộng 600m2.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Đây được xem như kinh đô “dã chiến” của triều Trần - Hồ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Minh, đồng thời cũng là nơi phục vụ cho việc kiến thiết thành Tây Giai… Đến nay, dấu tích của Ly cung còn lại không nhiều, nhưng nó đã trở thành niềm tự hào của người dân địa phương.

Trải qua hơn 600 năm với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, cùng với sự tàn phá của con người nên công trình kiến trúc độc đáo này đang dần trở thành một phế tích.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Toàn bộ khu di tích Ly Cung nhà Hồ nay chỉ còn lại là một khu đất trống, cây cỏ dại mọc um tùm. Bao nhiêu công trình kiến trúc mang giá trị nghệ thuật cao nơi đây nay chỉ còn lại một miếu thờ được dựng lên sơ sài nằm giữa khu đất trống. Một ngôi nhà thờ được nhân dân trong vùng đóng góp xây dựng cũng chưa được làm hoàn chỉnh.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Nhiều lần Viện khảo cổ học Việt Nam vào đây khai quật và tìm thấy nhiều hiện vật có giá trị. Hiện vật còn nguyên vẹn nhất là một tấm bia dựng trên lưng rùa, là bằng chứng chứng minh những giá trị với nhiều chứng tích lịch sử đã có ở tại đây. Được biết, tấm bia lớn này được một văn sĩ đời sau khi đi qua khu di tích này, thấy phong cảnh hữu tình cũng như những giá trị lớn đã cho khắc bia.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Năm 1997, Ly Cung đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia nhưng năm 2003 khu di tích này mới chỉ được hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng nhà bia.

Ly Cung nhà Hồ có nguy cơ trở thành phế tích

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Thế Chinh – Chủ tịch UBND xã Hà Đông bộc bạch: “Mặc dù Ly Cung nhà Hồ đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và đã có quyết định quy hoạch tổng thể của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tuy nhiên nó lại đang tồn tại như một phế tích. Nhiều năm nay, chính quyền địa phương đã nhiều lần đề nghị hỗ trợ xây dựng, nhưng vẫn chưa có kế hoạch đầu tư. Chúng tôi rất mong các cấp, các ngành cần sớm quan tâm đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo để giữ gìn di tích xứng đáng với ý nghĩa lịch sử, văn hóa vốn có”.

Hoài Thu – Hoàng Đông


Hoài Thu – Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]