(Baothanhhoa.vn) - Thiệu Hóa là một trong những địa phương từng bị tạm dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc do có số lao động cư trú bất hợp pháp cao. Điều này đã làm mất đi cơ hội của nhiều lao động và ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở địa phương. Nhờ thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, vận động lao động vi phạm về nước, huyện Thiệu Hóa đã “thoát” khỏi danh sách các địa phương bị dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh nghiệm vận động lao động tại Hàn Quốc về nước đúng hạn ở huyện Thiệu Hóa

Thiệu Hóa là một trong những địa phương từng bị tạm dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc do có số lao động cư trú bất hợp pháp cao. Điều này đã làm mất đi cơ hội của nhiều lao động và ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) ở địa phương. Nhờ thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền, vận động lao động vi phạm về nước, huyện Thiệu Hóa đã “thoát” khỏi danh sách các địa phương bị dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc.

Người lao động làm hồ sơ đăng ký dự thi tiếng Hàn năm 2018 tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

Năm 2016 huyện Thiệu Hóa có trên 500 lao động làm việc tại thị trường Hàn Quốc theo chương trình dành riêng cho lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc (EPS), trong đó có 68 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, nên bị đưa vào danh sách bị tạm dừng tuyển chọn lao động, làm mất đi cơ hội của 55 lao động đã thi đậu, đủ điều kiện sang Hàn Quốc làm việc. Sau khi có thông báo danh sách của tỉnh về số lao động cư trú bất hợp pháp, để “xốc” lại công tác XKLĐ, ban chỉ đạo XKLĐ huyện đã tham mưu cho huyện ủy, HĐND, UBND huyện có các giải pháp cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ; huy động sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở và các tổ chức đoàn thể. Yêu cầu các xã, thị trấn thành lập tổ vận động do đồng chí chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm tổ trưởng, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể là thành viên đến từng gia đình, người thân của lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tuyên truyền để họ khuyên nhủ, vận động con em mình về nước, đồng thời niêm yết danh sách lao động đang cư trú bất hợp pháp tại nhà văn hóa thôn, trụ sở các xã, thị trấn; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh đến tận các thôn; phối hợp với các cơ quan báo chí đưa tin về quyền lợi, trách nhiệm của lao động đi làm có thời hạn ở nước ngoài theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 30-5-2014 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 28-4-2016 của UBND tỉnh. Ký cam kết giữa xã, thị trấn và gia đình để gia đình khuyên bảo con em mình về nước, đưa nội dung này vào công tác thi đua hằng năm của gia đình, địa phương; gắn vào tiêu chí đánh giá người đứng đầu địa phương. Cùng các địa phương trong huyện thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách lao động đã quá hạn, sắp hết hạn về nước để gọi điện trực tiếp và vận động thông qua gia đình có con em đang lao động tại Hàn Quốc chấp hành đúng quy định của pháp luật. Với phương châm “mưa dầm thấm sâu”, đã từng bước làm thay đổi nhận thức của gia đình và người đi XKLĐ. Nhờ vậy, nhiều lao động đã về nước đúng hạn.

Tính đến tháng 6-2017, huyện Thiệu Hóa chỉ còn 23 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và đã được rút khỏi danh sách tạm dừng tuyển. Ông Đào Hồng Quang, Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, cho biết: Dù đã nỗ lực giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và đã đạt kết quả tích cực nhưng công tác vận động lao động về nước vẫn còn nhiều trở ngại. Tuy tỷ lệ lao động bất hợp pháp đã giảm xuống mức quy định, năm 2017, 2018 huyện Thiệu Hóa không còn nằm trong tốp bị tạm dừng tuyển lao động, nhưng vẫn có nguy cơ cao trong những năm tiếp theo, bởi số lao động cư trú bất hợp pháp đang có chiều hướng tăng từ 23 lao động năm 2016 lên hơn 40 lao động năm 2018. Nguyên nhân tình trạng gia tăng lao động không về nước đúng hạn hợp đồng, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp là do thu nhập ở nước này rất hấp dẫn trong khi ý thức chấp hành pháp luật của người lao động kém, một số xã, thị trấn chưa thực sự vào cuộc, còn có những gia đình thiếu hợp tác với cơ quan chức năng trong việc nhắc nhở, động viên con em mình; người lao động sau khi về nước khó tìm kiếm việc làm, thu nhập thấp... nên nhiều lao động sau khi hết hạn hợp đồng không chịu về nước.

Nhu cầu được sang Hàn Quốc làm việc theo EPS của người lao động trong huyện còn rất lớn. Vì vậy thời gian tới, cùng với đẩy mạnh công tác XKLĐ, huyện Thiệu Hóa cần có các giải pháp quyết liệt hơn nữa trong việc tuyên truyền, vận động lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc về nước, tạo cơ hội cho lao động khác trên địa bàn có nguyện vọng và đủ điều kiện được đi XKLĐ thị trường Hàn Quốc, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]