(Baothanhhoa.vn) - Không gian công cộng (KGCC) là không gian quan trọng trong cấu thành đô thị. Theo Luật Quy hoạch đô thị ban hành ngày 1-1-2010 của Quốc hội thì KGCC là đối tượng phải nghiên cứu của thiết kế đô thị trong các quy hoạch đô thị. Thế nhưng, giữa quy định của luật khi gắn với thực tiễn dường như vẫn đang còn một khoảng trống khá xa...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Không gian công cộng - bài toán của đô thị hóa

Không gian công cộng (KGCC) là không gian quan trọng trong cấu thành đô thị. Theo Luật Quy hoạch đô thị ban hành ngày 1-1-2010 của Quốc hội thì KGCC là đối tượng phải nghiên cứu của thiết kế đô thị trong các quy hoạch đô thị. Thế nhưng, giữa quy định của luật khi gắn với thực tiễn dường như vẫn đang còn một khoảng trống khá xa...

Không gian công cộng - bài toán của đô thị hóa

Quảng trường Lam Sơn được sử dụng như một “tụ điểm” sinh lời của không ít người dân.

Nói đến KGCC là nói về một cái gì đó rất chung nhưng cũng rất riêng. Bản thân KGCC là một khái niệm phức tạp, đa chiều và không có một định nghĩa chung, phổ quát về nó. KGCC được tạo ra, được sử dụng, được gán nghĩa, được quản lý và được tái sinh do các nhu cầu chính trị - kinh tế - xã hội của các thể chế xã hội khác nhau, ở các không gian và tại thời gian khác nhau, bị chi phối bởi các hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội khác nhau. Thực tế, xưa nay, những gì chúng ta hiểu và biết về KGCC đơn giản chỉ là nơi diễn ra những hoạt động công cộng mà bất kỳ ai cũng có quyền được đến. KGCC có nhiều loại khác nhau. Có KGCC lớn, kiểu như quảng trường thành phố, quảng trường nhà hát, công viên, lâm viên, mặt hồ nước, vỉa hè đường phố... Có KGCC nhỏ như thảm cỏ, dải cây xanh, khoảng sân chung trước một khu nhà ở... nhưng dù lớn hay nhỏ thì các KGCC cũng đều mang mục đích chung là phục vụ cộng đồng. Khi nhìn về quá khứ cũng như cảm nhận hiện tại, có thể nhận thấy rằng sự tồn tại và phát triển KGCC trong đô thị tạo nên sức sống đặc thù của bất kỳ đô thị nào dù có quy mô lớn hay nhỏ. Và ở trong không gian ấy, mọi người được thể hiện những gì mình yêu thích trong khuôn khổ cho phép, được sống hòa đồng và thân thiện. KGCC trong một đô thị văn minh còn thể hiện tính dân chủ, là tấm gương phản chiếu bộ mặt của xã hội đương thời.

Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, TP Thanh Hóa đang “lột xác”, chuyển mình trong diện mạo mới, khang trang hơn. Đô thị hóa, nhiều KGCC lớn đã được TP Thanh Hóa quan tâm đầu tư quy hoạch, nâng cấp, cải tạo, ví như Quảng trường Lam Sơn; Khu tượng đài Lê Lợi, Quảng trường Hàm Rồng, Công viên Hội An... Có thể nói rằng, nếu những ai xa TP Thanh Hóa cách đây chừng chục năm, giờ có dịp trở lại sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi sự đổi thay của thành phố. Trong công viên giờ rực rỡ sắc hoa, cây cảnh quý khoe sắc - dáng. Người cao tuổi sáng sáng, chiều chiều rủ nhau đến công viên để nghỉ ngơi, tập dưỡng sinh, thể dục, tập nhảy... hưởng thụ bầu không khí trong lành của thiên nhiên giữa lòng thành phố. Thế nhưng, cùng với đó, đang có rất nhiều KGCC đang bị lấn chiếm và sử dụng sai mục đích vì lợi ích của một nhóm người và sự quan liêu, thiếu trách nhiệm trong quản lý đô thị. Những khoảng sân chung rộng rãi của quảng trường, công viên, khuôn viên, vỉa hè... đang dần nhường chỗ cho cửa hàng, quán cóc. Thậm chí, có công viên, khuôn viên về tối khuya nhiều người dân không dám vào bởi đó đã trở thành bãi đáp lý tưởng cho tệ nạn xã hội nảy sinh. Hoa cỏ trong công viên bị bẻ trộm, dẫm đạp là chuyện thường. Vỉa hè dành cho người đi bộ thường xuyên bị chiếm dụng để bán hàng ăn, cà phê, giải khát, thành nơi gửi xe...

Quảng trường Lam Sơn, một quảng trường trung tâm của thành phố. Về vị trí và không gian, đây đã có thể là một KGCC tương đối đúng nghĩa, nhờ có bề mặt thoáng và các ngả phố, tuyến đường đổ về. Nơi đây, thường xuyên là nơi tổ chức các sự kiện lớn ngoài trời của tỉnh, thành phố, tổ chức hội chợ, sân khấu biểu diễn xiếc, văn nghệ... Các quán cà phê và cửa hiệu xung quanh đều có xu hướng quay mặt tiền, ban - công và sân trời nhìn ra quảng trường, tạo nên tính quần tụ đặc trưng cần có của một KGCC. Nhưng cũng có chung đặc điểm như các quãng trường ở các đô thị lớn, Quảng trường Lam Sơn dường như đang phát triển chú trọng lệch về chức năng chính trị, hành chính và đang được sử dụng một cách tự phát, đa chức năng, không có sự quản lý. Cũng vì vậy, mà vô tình quảng trường đang bị biến thành “đảo” giao thông, thành bãi đậu xe bất đắc dĩ và được “trọng dụng” như một “tụ điểm” sinh lời của không ít người dân. Công viên Hội An được kỳ vọng sẽ là địa điểm vui chơi, giải trí công cộng của người dân các lứa tuổi, nhất là trẻ em. Nhưng thực tế nơi này hiện tại không có điểm vui chơi nào dành cho trẻ nhỏ, thay vào đó là những quán cà phê dành cho người lớn; các sân đá bóng thu tiền...

Chia sẻ về vấn đề này, nhiều người dân TP Thanh Hóa cho rằng: KGCC nói chung, không gian xanh, không gian vui chơi giải trí nói riêng trong các đô thị, khu dân cư hiện nay còn thiếu so với nhu cầu của người dân. Nhiều nơi có xu hướng sử dụng KGCC sai mục đích, không vì lợi ích cộng đồng, kiến trúc cảnh quan thiếu đặc sắc chưa phù hợp với không gian kiến trúc cảnh quan đô thị. Tại một số địa điểm của TP Thanh Hóa như công viên, quảng trường đã không thực hiện theo đúng chủ trương là dành không gian để phát triển KGCC mà được chuyển đổi mục đích thành các địa điểm kinh doanh như quán cà phê, quán nước, điểm bán cây cảnh... Sở dĩ xảy ra tình trạng nhiều KGCC đã hoặc đang bị thu hẹp về diện tích, thay đổi chức năng hoặc biến mất hoàn toàn là do chính sách chưa hoàn thiện, trong các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia chưa có khái niệm chính thức về KGCC, dẫn đến KGCC bị chiếm dụng tràn lan và thiếu sự quản lý đồng bộ và trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

Bài và ảnh: Lê Phượng


Bài Và Ảnh: Lê Phượng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]