(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê, trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện có 1.475 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Nhưng nhiều cơ sở không có giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó quản lý vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Khó quản lý vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Dọc tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, nhiều hàng quán kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động không có giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Thanh Hóa hiện có 1.475 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Nhưng nhiều cơ sở không có giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).

Cùng với sự “thờ ơ” của các chủ hàng thức ăn đường phố, không ít người dân cũng tỏ ra bàng quan với sức khỏe của mình khi mua thức ăn tại các cửa hàng thuộc diện không bảo đảm VSATTP. Chị Nguyễn Thị Minh (công nhân Khu Công nghiệp Lễ Môn) cho biết: Tôi thường xuyên mua thức ăn vặt, thức ăn chín ở các hàng ven đường, trên hè phố. Thấy người bán dùng tay trần bốc thức ăn nhưng cũng... mặc kệ. Dù biết là mất vệ sinh, nhưng tại những quán hàng này giá rẻ, đồ ăn đa dạng nên những người công nhân ít tiền như chúng tôi vẫn lựa chọn mua. Đến đâu hay đến đó thôi!

Tại đường Hải Thượng Lãn Ông - nơi tập trung một số bệnh viện lớn của tỉnh, hàng quán xuất hiện dày đặc. Thức ăn bày bán không được bảo quản, che đậy, người bán vẫn dùng tay trần bốc thức ăn trong những chiếc khay đặt trên mặt bàn gần đường, nơi có rất nhiều người, phương tiện qua lại, còn thực khách vẫn vô tư ngồi ăn hoặc mua về cho người bệnh.

Theo Nghị định 115/2018 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chính thức có hiệu lực từ ngày 20-10-2018, các hành vi bán thức ăn đường phố không có che đậy, dùng tay trần bốc thức ăn, dùng vật liệu bao gói bẩn... sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng. Như vậy, hầu hết các hàng bán thức ăn đường phố mà chúng tôi khảo sát nói trên đều vi phạm cùng lúc nhiều lỗi mà Nghị định 115 quy định xử phạt.

Ông Lê Văn Hùng, Trưởng Phòng Y tế TP Thanh Hóa cho biết: Thức ăn đường phố “bẩn” tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn VSATTP, nhưng vẫn có đất sống. Nguyên nhân do chính quyền địa phương chưa quan tâm thường xuyên, nể nang trong xử lý, xử phạt vi phạm chưa nghiêm. Ý thức thực hành vệ sinh của người chế biến còn hạn chế, ý thức một bộ phận người tiêu dùng còn dễ dãi, đơn giản trong lựa chọn thức ăn đường phố. Tại các xã, phường cũng đã thành lập tổ kiểm tra liên ngành và các tổ giám sát ATTP thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, giám sát, tư vấn, hướng dẫn các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Nếu phát hiện các trường hợp không bảo đảm VSATTP, tổ kiểm tra liên ngành sẽ nhắc nhở để họ tự khắc phục. Tuy nhiên, việc xử phạt những hành vi này không hề dễ dàng. Bởi lẽ, giá trị hàng hóa của những quầy hàng này không lớn nên khi bị xử phạt chủ kinh doanh thường viện lý do khó khăn về kinh tế. Tổ kiểm tra cũng có tâm lý nể nang. Chưa nói đến việc người kinh doanh có tư tưởng đối phó, đến kiểm tra thì họ thực hiện nghiêm, nhưng lực lượng chức năng rời đi là họ lại vi phạm. Lực lượng chuyên trách VSATTP của xã, phường còn mỏng.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]