(Baothanhhoa.vn) - Sau đợt mưa lũ lịch sử hồi tháng 10-2017, trên đê tả và hữu sông Chu xuất hiện hàng chục điểm sạt trượt mái đê, thẩm lậu, rò rỉ qua thân đê và nhiều hư hỏng khác. Nặng nề nhất là các đoạn đê qua địa bàn huyện Thọ Xuân, có những vết sạt chạy dài hàng trăm mét, đe dọa an toàn đê cũng như tài sản và tính mạng con người của hàng nghìn hộ dân các vùng ven đê. Cùng với sự nỗ lực của tỉnh, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương có đê trong việc khắc phục hậu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khẩn trương khắc phục những điểm hư hỏng trên đê sông Chu qua huyện Thọ Xuân

Sau đợt mưa lũ lịch sử hồi tháng 10-2017, trên đê tả và hữu sông Chu xuất hiện hàng chục điểm sạt trượt mái đê, thẩm lậu, rò rỉ qua thân đê và nhiều hư hỏng khác. Nặng nề nhất là các đoạn đê qua địa bàn huyện Thọ Xuân, có những vết sạt chạy dài hàng trăm mét, đe dọa an toàn đê cũng như tài sản và tính mạng con người của hàng nghìn hộ dân các vùng ven đê. Cùng với sự nỗ lực của tỉnh, ngành nông nghiệp cũng như các địa phương có đê trong việc khắc phục hậu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ đã hỗ trợ kinh phí để tỉnh Thanh Hóa triển khai các dự án khắc phục trên tuyến đê này.

Phần chân đê phía Đông của Dự án xử lý khẩn cấp đoạn đê tả sông Chu qua xã Thọ Trường đang được khẩn trương thi công.

Từ những tháng đầu năm 2018, nhiều dự án khắc phục hư hỏng trên tuyến đê thuộc hai bên bờ sông Chu đã được gấp rút triển khai. Điểm hư hỏng nặng nhất kéo dài hơn nửa km, trên đê tả sông Chu đoạn từ K16+680 đến K17+350 thuộc địa phận xã Thọ Trường (Thọ Xuân). Dự án xử lý khẩn cấp đoạn đê này được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 947/QĐ-UBND, ngày 16–3–2018 với tổng mức đầu tư 52 tỷ đồng. Ngay sau khi được phê duyệt, liên danh nhà thầu là Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại Huy Hoàn và Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt đã gấp rút triển khai các biện pháp thi công. Tuy gặp nhiều khó khăn vướng mắc, trong đó có những đợt mưa kéo dài khiến đường đê lầy lội, các phương tiện máy móc và xe ô tô tải chở đất đá khó lưu thông, nhưng chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã giám sát, yêu cầu các đơn vị thi công vẫn duy trì xây dựng các hạng mục. Có mặt tại công trường dự án này vào những ngày cuối tháng 10-2018, chúng tôi ghi nhận có gần chục máy móc và hàng chục công nhân vẫn đang miệt mài thi công những hạng mục cuối cùng. Cơ đê phía sông với cao trình +10,7m, rộng 5m đã được gia cố bằng hệ thống cấu kiện bê tông dày 15 cm. Cơ đê phía đồng với cao trình +12m được xây dựng bởi 2 lớp đá 4x6, mỗi lớp dày 15 cm, mặt đê láng nhựa bán thâm nhập. Toàn bộ mái đê từ đỉnh xuống đã và đang được trồng cỏ chống xói lở. Nhiều hạng mục khác của dự án cũng cơ bản được hoàn thành, như: Đường dân sinh kết nối cơ đê phía đồng; đắp đất hoàn trả mặt đê đoạn cuối tuyến thi công; lát cấu kiện mái đê... Những hạng mục còn lại cũng đang được gấp rút thi công: Hoàn thiện mặt cắt đê; đúc cấu kiện bê tông lát rãnh thoát nước cho đường thi công kết hợp cứu hộ, cứu nạn tại triền đê. Những phần việc liên quan vẫn đang được các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện, phấn đấu hoàn thành công trình vào tháng 11-2018 theo đúng tiến độ đề ra.

Tại một điểm xung yếu khác, dự án xử lý hư hỏng đoạn đê từ K6+300 đến K7+830 thuộc xã Xuân Tín cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Đây là dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng. Được triển khai thi công từ cuối tháng 5-2018, cả chủ đầu tư lẫn đơn vị thi công là Công ty CP Xây dựng nông nghiệp Thanh Hóa đã cam kết với tỉnh là thời gian thi công công trình chỉ kéo dài trong 8 tháng. Ngay từ những ngày đầu thi công, các giải pháp kỹ thuật liên quan đến các tuyến kè và công trình trên tuyến đã được đưa ra làm cơ sở cho đơn vị giám sát căn cứ để giám sát và đốc thúc tiến độ. Đến thời điểm hiện tại, đơn vị thi công đã hoàn thành tới 95% các hạng mục thi công. Tuyến đê kiên cố đã thành hình, kéo dài hơn 1,5 km. Con đường bê tông kiên cố chạy chéo từ mặt đê xuống chân đê chính là đường giao thông dẫn xuống cầu phao Xuân Tín, mỗi ngày có hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại. Rõ ràng, công trình khắc phục hư hỏng đê điều này, ngoài vai trò phòng chống thiên tai, còn phát huy vai trò phục vụ giao thông cho người dân trong vùng.

Những vị trí xung yếu trên bờ hữu sông Chu qua xã Xuân Tín, bờ tả sông Chu qua xã Thọ Minh và nhiều điểm hư hỏng nhỏ cũng đã và đang được các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành ngay trong năm 2018. Nhìn chung, các dự án khắc phục này đều bảo đảm tiến độ thi công đề ra, thậm chí có dự án vượt tiến độ.


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]