(Baothanhhoa.vn) - Theo nội dung tố cáo của một số công dân xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa), ông Lê Trung Tân, sinh năm 1951 ở thôn 1 cùng xã đã khai gian hồ sơ để hưởng chế độ chất độc da cam. Theo đó, từ 1-7-2011, ông Tân được hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với mức 1,277 triệu đồng/tháng tại thời điểm đó, và sau đó nâng lên 2,891 triệu đồng/tháng cho đến thời điểm hiện tại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khai khống hồ sơ để hưởng chế độ chất độc da cam ...

Theo nội dung tố cáo của một số công dân xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa), ông Lê Trung Tân, sinh năm 1951 ở thôn 1 cùng xã đã khai gian hồ sơ để hưởng chế độ chất độc da cam. Theo đó, từ 1-7-2011, ông Tân được hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với mức 1,277 triệu đồng/tháng tại thời điểm đó, và sau đó nâng lên 2,891 triệu đồng/tháng cho đến thời điểm hiện tại.

Khai khống hồ sơ để hưởng chế độ chất độc da cam ...

Giấy chứng nhận tham gia TNXP của ông Lê Trung Tân đề cập ông chỉ công tác tại tỉnh Quảng Bình từ tháng 4-1971 đến tháng 3-1973. Ảnh: P.V

Qua tìm hiểu, các giấy tờ liên quan đến việc ông Lê Trung Tân được hưởng trợ cấp với người bị nhiễm chất độc hóa học đều thể hiện ông tham gia TNXP tại tỉnh Quảng Trị từ tháng 4-1971 đến tháng 3-1973. Từ các căn cứ trên, ngày 12-7-2011, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 3458/QĐ-SLĐTBXH để quyết định trợ cấp hằng tháng cho ông Tân theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, giấy chứng nhận TNXP của ông Tân do Ban Thường vụ Hội Cựu TNXP tỉnh Thanh Hóa (số 33248) ra ngày 11-11-2008 lại công nhận ông “hoàn thành nhiệm vụ TNXP phục vụ kháng chiến” tại địa bàn “Đường 20 Quyết Thắng - tỉnh Quảng Bình”, thuộc đơn vị “C217 - Ban XD67”, cùng thời gian trên. Như vậy, chỉ qua 2 giấy tờ đã thấy sự không thống nhất, không thể cùng một thời điểm từ tháng 4-1971 đến tháng 3-1973 mà ông Tân lại công tác ở 2 tỉnh khác nhau.

Mấu chốt vấn đề là ở chỗ, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 54/2006/NÐ-CP ngày 26-5-2006 của Chính phủ, quy định rõ, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là “người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học”. Vùng được xác định nhiễm chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là các địa phương từ Nam vĩ tuyến 17 trở vào, địa bàn chiến trường C (Lào), chiến trường K (Cam-pu-chia). Như vậy, nếu ông Tân tham gia công tác ở tỉnh Quảng Bình thì không được hưởng chế độ trợ cấp này do không nằm trong vùng bị rải chất độc hóa học được quy định.

Hơn nữa, theo Điều 39 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 của Chính phủ, để được hưởng chế độ trợ cấp chế độ chất độc da cam thì người đó phải bị mắc một trong các bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc theo danh mục Bộ Y tế. Tuy nhiên, theo một số công dân xã Hoằng Ngọc (xin được giấu tên), ông Tân trước đây hoàn toàn khỏe mạnh, cách đây 10 năm khi đi làm thợ xây tại xã Hoằng Thanh thì bị tai nạn, sau bị tai biến chứ không phải bệnh do chất độc hóa học.

Để làm sáng tỏ việc ông Tân tham gia TNXP và thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Quảng Bình hay Quảng Trị, chúng tôi đã thu thập nhiều thông tin tại xã Hoằng Ngọc. Cùng đi với ông Tân vào năm 1971, ở xã Hoằng Ngọc có 8 người, nay nhiều người vẫn còn sống. Các nhân chứng: Bà Đỗ Thị Dây ở thôn 6, bà Đỗ Thị Bền ở thôn 5 và ông Trần Văn Mãn ở thôn 4 cùng xã đều xác nhận ông Tân công tác cùng Đơn vị C217 ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian nói trên. Mặt khác, trong danh sách hội viên Hội Cựu TNXP xã Hoằng Ngọc, có tên ông Tân, công tác tại Đường 20 Quyết Thắng, tỉnh Quảng Bình.

Khai khống hồ sơ để hưởng chế độ chất độc da cam ...

Giấy xác nhận của một số công dân xã Hoằng Ngọc cùng tham gia TNXP với ông Lê Trung Tân. Ảnh: P.V

Thời điểm làm hồ sơ, thủ tục để ông Tân hưởng chế độ trợ cấp vào năm 2011, ông Hắc Bá Giáo đang giữ chức Chủ tịch Hội Cựu TNXP xã Hoằng Ngọc. Ông Giáo khẳng định: “Tôi không hề biết việc làm hồ sơ này. Các giấy tờ thủ tục là do chủ tịch UBND xã lúc ấy là ông Bùi Ngọc Châu cho cán bộ chính sách ký, trực tiếp xin chữ ký của các thành viên hội đồng chính sách xã, không hề thông qua tôi. Khi ông Tân được hưởng chế độ, tôi mới biết”.

Nhiều công dân xã Hoằng Ngọc tỏ ra bức xúc, bởi nhiều trường hợp bệnh binh, thương binh nhẹ ở xã tham gia chiến đấu trên các chiến trường nhưng trợ cấp hằng tháng còn thấp hơn ông Tân. “Đây là một sự không công bằng. Ông Tân tai biến vẫn có thể hưởng chế độ theo Nghị định 67 của Chính phủ dành cho người tàn tật” - một công dân giấu tên nêu quan điểm.

Ông Lê Văn Lộc, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hoằng Hóa, cho hay: Khi có thông tin, phòng cũng đã về xác minh. Tuy nhiên, nội dung văn bản báo cáo kết quả xác minh số 21/LĐTBXH của phòng chuyên môn này chỉ trả lời chung chung, nói về hoàn cảnh gia đình ông Tân mà không thấy kết luận là sự việc đúng hay sai, nếu sai thì sai ở khâu hồ sơ nào, những ai liên quan? Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội vào cuộc tìm hiểu thực tế!

Nhóm P.V



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]