(Baothanhhoa.vn) - Đặc biệt gần đây, người dân bản Lách và bản Đoàn Kết trở thành đối tượng thụ hưởng chính của đề án “Ổn định đời sống sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Với mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khơ Mú giảm từ 6 - 7%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/người/năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hy vọng đổi thay cho bản làng người Khơ Mú

Đặc biệt gần đây, người dân bản Lách và bản Đoàn Kết trở thành đối tượng thụ hưởng chính của đề án “Ổn định đời sống sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Với mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khơ Mú giảm từ 6 - 7%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/người/năm.

Hy vọng đổi thay cho bản làng người Khơ Mú

Đường vào bản Lách vừa được bê tông hóa. Ảnh: Hoàng Xuân

Lịch sử di cư của người Khơ Mú trước khi đặt chân đến nước ta, là một câu chuyện dài và nhiều thăng trầm. Theo một số nghiên cứu, thì người Khơ Mú phải sống nhờ vào đất của lãnh chúa Thái và chịu lệ thuộc nên họ bị đẩy dồn lên ngọn nguồn khe suối ở lưng chừng núi, lấy việc canh tác nương rẫy làm phương thức sinh sống và du canh du cư nay đây mai đó. Mặc dù vậy, tộc người này vẫn duy trì một cung cách sinh hoạt theo phong tục, tập quán truyền thống với sự bảo lưu ngôn ngữ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các tín ngưỡng, lễ nghi liên quan đến nông nghiệp và những truyền thuyết gắn với hình ảnh vị anh hùng Chương Han.

Cũng giống như người Khơ Mú cư trú dọc khu vực Tây – Bắc Việt Nam, người Khơ Mú ở Thanh Hóa cũng đã chọn vùng rừng núi phía Tây làm nơi cư trú và suốt một thời gian dài, việc du canh du cư, đốt nương làm rẫy trở thành phương thức sinh tồn của cả cộng đồng. Con đường di chuyển tìm nơi ở và sản xuất mới diễn ra liên tục và ròng rã qua hàng chục năm, khiến họ chẳng thể nhớ nổi những nơi mình đi qua, những nơi mình đã sống. Phải đến năm 1994, bằng nhiều chính sách quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, đồng bào Khơ Mú đã định cư tập trung tại 2 bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) và bản Lách (xã Mường Chanh) thuộc huyện miền núi cao Mường Lát.

Tôi vẫn nhớ rất rõ cái cảm giác lần đầu tiên đặt chân đến bản Lách, cách đây chừng chục năm. Đó là sự ngỡ ngàng về sức sống bền bĩ giữa đầy rẫy khó khăn của tộc người này, để có thể ghi tên mình vào cộng đồng các dân tộc anh em đang sinh sống trên mảnh đất xứ Thanh. Khi ấy, con đường đất dẫn vào xã Mường Chanh cứ hễ mưa xuống là đất nhuyễn ra, dẻo dính và bám chặt lấy bánh xe như cố tình giữ chân người qua lại. Giữa 2 vết lốp xe ô tô đọng nước và bùn lầy là những khúc “sống trâu” nằm vênh vang như thách thức những tay lái kỳ cựu nhất. Nhưng bấy nhiêu cũng chẳng thấm vào đâu so với lối vào các bản của người Khơ Mú. Đó chẳng thể gọi là đường mà chỉ là những vệt mòn bám chênh vênh vào vách núi và một bên là vực sâu, khe suối. Người già ở bản chưa khi nào quên cuộc sống bấp bênh của tộc người mình như cách họ đã thấm thía về câu chuyện truyền thuyết về một thời oanh liệt của tổ tiên mình. Họ sống giữa thung lũng nhỏ, bốn bề được bao bọc bởi những dãy núi cao, ken dày. Bản Lách lúc bấy giờ chỉ chừng vài chục nóc nhà, với khoảng 30 hộ dân và trên 200 nhân khẩu. Tổ tiên họ di cư từ Lào sang vùng miền núi phía Tây tỉnh ta, cách ngày nay đã gần 1 thế kỷ và sau nhiều lần du canh du cư, họ đã dừng chân ở mảnh đất nơi có con suối Lách chảy qua, đổ ra suối Sim rồi nhập vào dòng chảy sông Mã. Dường như, cũng vì sự cách trở và hẻo lánh ấy đã khiến cuộc sống của cư dân nơi đây gần như tách biệt và khép kín với thế giới bên ngoài.

“Người Xá ăn lửa” là câu truyền ngôn đã gắn liền với phương thức sản xuất “chặt cây”, “đốt rẫy” của người Khơ Mú. Trước khi tìm được mảnh đất định cư, gây dựng xóm làng, người Khơ Mú cư trú rải rác thành các chòm, mỗi chòm chỉ vài hộ nhỏ lẻ và cách xa nhau, chênh vênh trên các triền núi. Những sườn đồi được chọn để canh tác thường hướng về phía mặt trời mọc hoặc mặt trời lặn, vì người Khơ Mú quan niệm rằng đó là hướng đất tốt, có thể đón được nhiều ánh sáng mặt trời nhất, giúp cây cối phát triển. Sau khi chọn được đất ưng ý, họ bắt đầu chặt cây, phát rẫy. Chờ cho cây cối được ánh nắng hun khô, người ta sẽ đốt và chờ đến nông lịch để chọc lỗ tra hạt. Qua vài ba vụ lúa, sắn, khoai được thu hoạch, đất đai dần nghèo kiệt dinh dưỡng, người Khơ Mú lại khăn gói lên đường tìm vùng đất mới, phì nhiêu hơn và bắt đầu chu kỳ canh tác như cái cách họ đã thực hiện ở nơi họ chỉ kịp gắn bó một thời gian ngắn. Đó là cái “vòng tuần hoàn sự sống” liên tục, được người Khơ Mú duy trì suốt nhiều thế hệ. Thế nhưng, trong thực tế, việc du canh du cư mà đời sống, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên đã không mang lại cho các chòm bản người Khơ Mú cuộc sống no đủ và ổn định như họ mong muốn. Đó là chưa kể, hệ quả do tập quán sinh hoạt và sản xuất ấy gây ra cho môi trường tự nhiên là rất nặng nề. Nhiều cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị bạc màu, hoang hóa là một trong những hệ quả như vậy.

Bẵng đi một thời gian dài, tôi mới có dịp trở lại bản Lách. Đường vào bản đã được mở rộng hơn thay cho lối mòn trêu người và cuộc sống người dân cũng theo đó mà được sự kết nối với bên ngoài. Các nóc nhà nhiều hơn, khiến sự sống như cũng đậm đặc hơn. Các chính sách đặc thù dành cho khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai, đã giúp con em họ được đến lớp, người ốm được khám bệnh, trồng trọt, chăn nuôi cũng được Nhà nước hỗ trợ thêm. Đặc biệt gần đây, người dân bản Lách và bản Đoàn Kết trở thành đối tượng thụ hưởng chính của đề án “Ổn định đời sống sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Với mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khơ Mú giảm từ 6 - 7%/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng/người/năm. Cùng với đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm, điểm sinh hoạt văn hóa... cũng sẽ được đầu tư cơ bản đầy đủ. Ngoài ra, đề án cũng hướng tới mục tiêu đến năm 2020, mỗi bản Khơ Mú sẽ đạt được từ 10 tiêu chí nông thôn mới trở lên; các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ và phát huy; không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết...

Sự ra đời của đề án và các mục tiêu thiết thực đề ra đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của tỉnh đối với sự phát triển của dân tộc thiểu số này, đúng với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau khi cả tỉnh đang tiến lên phía trước. Trao đổi với chúng tôi về ý nghĩa của đề án, ông Lục Xuân Hòa, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Lát, cho biết: Trước đây cuộc sống của đồng bào Khơ Mú gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, nặng tính tự cung tự cấp... Do đó, đề án “Ổn định đời sống sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” đang và sẽ tạo cơ sở cho việc giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống cho đồng bào Khơ Mú trên địa bàn.

Để đề án được triển khai một cách hiệu quả, huyện Mường Lát đã phối hợp với nhiều ngành, đơn vị như Ban Dân tộc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; kiến thức pháp luật về hôn nhân gia đình, an ninh biên giới, phòng chống ma túy, HIV/AIDS... cho nhiều đối tượng liên quan, nhất là đại diện các đoàn thể và nhân dân bản Đoàn Kết, bản Lách. Cùng với đó, việc tập huấn, trang bị kiến thức và chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào cũng được địa phương và các ngành đặc biệt quan tâm. Theo đó, huyện Mường Lát đã hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân 2 bản trong quá trình khai hoang làm ruộng nước, chuyển nương rẫy quảng canh thành nương rẫy định canh và thực hiện kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc.

Ngoài ra, địa phương cũng chú trọng công tác đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ thôn, bản thuộc các bản Khơ Mú; ưu tiên sử dụng, bố trí việc làm cho con em đồng bào Khơ Mú sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có nhu cầu làm việc tại địa phương... Sau hơn 2 năm triển khai đề án, tỉnh đã hỗ trợ trên 3,3 tỷ đồng xây dựng công trình nhà văn hóa tại bản Đoàn Kết; đồng thời, phê duyệt kinh phí thực hiện một số hạng mục, như đường giao thông nội thôn bản Đoàn Kết, bản Lách và tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất cho bà con.

Có thể khẳng định, sự ra đời của đề án gắn với những công trình hạ tầng, dân sinh phục vụ đời sống đồng bào, đã và đang góp phần đổi thay diện mạo bản làng. Đặc biệt, một tâm thế mới đang được nhen dậy, giúp đồng bào Khơ Mú vững tin để vươn lên xây dựng đời sống ấm no, ổn định và phát triển cùng dải đất biên cương Tổ quốc.

Hoàng Xuân


Hoàng Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]