(Baothanhhoa.vn) - Sau 2 ngày phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn được nuôi tại trang trại của gia đình ông Lê Văn Thanh tại thôn Định Ngữ 2, xã Định Long, hiện huyện Yên Định đang tích cực khoanh vùng, dập dịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Yên Định: Tích cực khoanh vùng, dập Dịch tả lợn Châu Phi

Sau 2 ngày phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi trên đàn lợn được nuôi tại trang trại của gia đình ông Lê Văn Thanh tại thôn Định Ngữ 2, xã Định Long, hiện huyện Yên Định đang tích cực khoanh vùng, dập dịch.

Huyện Yên Định: Tích cực khoanh vùng, dập Dịch tả lợn Châu Phi

Các chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh động vật được lực lượng liên ngành trực 24/24h.

Mặc dù gia đình ông Lê Văn Thanh phải chịu thiệt hại khá lớn khi gần 230 con lợn của gia đình mắc bệnh và phải tiêu hủy, nhưng trò chuyện với chúng tôi, ông Thanh vẫn khá điềm tĩnh. Qua trao đổi, chúng tôi được biết, trước khi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được phát hiện, đàn lợn của gia đình ông có biểu hiện ốm yếu, chán ăn trước đó khoảng 6 ngày. Ông Thanh đã áp dụng một số biện pháp như tiêm kháng sinh, truyền nước cho những con bị ốm, tuy nhiên bệnh càng ngày càng nặng thêm. Đến ngày thứ 6, tổng số lợn bị chết lên tới 48 con và không có dấu hiệu dừng lại. Lúc này, ông Thanh đã báo cáo với chính quyền địa phương.

Sau khi nhận tin báo, ngày 23 – 2 – 2019, Chi cục Thú y tỉnh đã lấy 3 mẫu phủ tạng và 2 mẫu máu trên đàn lợn của gia đình ông Thanh và 12 mẫu máu trên đàn lợn của 2 hộ xung quanh. Kết quả, có 5 bệnh phẩm (3 mẫu phủ tạng và 2 mẫu máu) lấy tại hộ ông Thanh dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi (ASF). Tuy nhiên, không phát hiện thấy vi rút ASF trên 12 mẫu máu trên đàn lợn lấy tại 2 hộ xung quanh.

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, ngày 24 – 2 – 2019, Chi cục Thú y vùng III đã phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Thú y tỉnh tiêu hủy toàn bộ số lợn tại trang trại gia đình ông Lê Văn Thanh. Đồng thời UBND huyện Yên Định đã ban hành quyết định công bố Dịch tả lợn châu Phi tại địa phương theo đúng quy định.

UBND tỉnh cũng đã tạm cấp cho huyện Yên Định 800 lít hóa chất, 1 tấn vôi bột để khử trùng tiêu độc, 200 bộ bảo hộ phòng chống dịch, 10 bình động cơ phun tiêu độc khử trùng. Đồng thời, UBND xã đã dầu tư kinh phí mua vôi bột để cấp cho các hộ dân thực hiện vệ sinh chuồng trại.

Ghi nhận tại địa bàn có ổ dịch Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trong thời điểm hiện tại, địa phương này chưa ghi nhận thêm ổ dịch mới phát sinh. Mặc dù vậy, công tác phòng chống dịch bệnh lây lan vẫn đang được các đơn vị, lực lượng liên quan thực hiện rất nghiêm túc.

Huyện Yên Định: Tích cực khoanh vùng, dập Dịch tả lợn Châu Phi

Người và phương tiện giao thông khi ra, vào vùng có dịch đều phải được phin thuốc khử trùng.

Đầu tuyến đường dẫn vào khu trang trại chăn nuôi lợn của xã đã được lập chốt kiểm soát dịch, các cán bộ của lực lượng liên ngành bao gồm Công an, Quản lý Thị trường, Thú y luôn có mặt 24/24 giờ để thực hiện nhiệm vụ khống chế và dập dịch cũng như tuyên truyền giúp ổn định tâm lý người dân.

Ông Trịnh Xuân Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Định cho biết: Hiện tại, thực hiện Công điện số 02/CĐ – UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện đã thành lập 1 chốt kiểm soát ra vào vùng dịch, 8 chốt kiểm soát vùng giáp ranh; 2 đội kiểm tra lưu động liên ngành để tổ chức kiểm soát chặt chẽ đối với lợn và các sản phẩm từ lợn ra, vào vùng dịch. Đồng thời, tại các trạm dừng phương tiện giao thông, các cán bộ thuộc lực lượng liên ngành cũng đã được phân công trực 24/24h để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi ra, vào từ vùng có dịch và vùng giáp ranh.

Riêng với thôn Định Ngữ 2, đây là địa bàn có dịch bùng phát nên tất cả người, phương tiện giao thông đi ra, đi vào khu vực này đều phải có sự đồng ý chính quyền địa phương. Đồng thời, trước khi ra, vào, người và phương tiện giao thông phải được phun thuốc khử trùng để kiểm soát dịch bệnh. Trong một tuần đầu tiên, thuốc khử trùng và kiểm soát dịch bệnh được phun hàng ngày, cách 2 tiếng phun một lần.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền liên tục trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Từ đó, nghiêm túc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng.

Tổ chức ra quân kiểm soát việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm tại cơ sở, điểm giết mổ lợn; đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn trên địa bàn; tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn. Cụ thể: Trong vùng có dịch, người dân không được tự ý giết mổ lợn và và vận chuyển lợn ra ngoài. Hoạt động giết mổ lợn trên cả huyện hầu hết được diễn ra tại các lò giết mổ tập trung dưới sự giám sát của cán bộ Thú y; Tại lò mổ tập trung, lợn chỉ được xẻ thành khổ lớn, sau khi được đưa đến chợ và các điểm bán hàng, thịt lợn mới bắt đầu được chia nhỏ để bán cho khách hàng. Thịt lợn được bày bán tại chợ và các điểm bán hàng trên toàn huyện phải được đóng dấu kiểm dịch và đảm bảo điều kiện VSATTP.

Đặc biệt, Chi cục Thú y tỉnh đã thiết lập đường dây nóng, phổ biến rộng rãi trong nhân dân số điện thoại đường dây nóng trực phòng, chống dịch: 02373.260.009 để nhân dân biết, báo cáo dịch bệnh; phân công cán bộ trực dịch bệnh tại văn phòng đồng thời bám sát địa bàn để phát hiện dịch bệnh kịp thời.

Lê Tình - Hoài Thu


Lê Tình - Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]