(Baothanhhoa.vn) - Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo, những năm qua Đảng bộ, chính quyền huyện Vĩnh Lộc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, tăng tỷ lệ LĐNT được đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Vĩnh Lộc tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Huyện Vĩnh Lộc tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nông Phú dạy nghề làm chổi đót cho lao động nông thôn.

Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo, những năm qua Đảng bộ, chính quyền huyện Vĩnh Lộc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, tăng tỷ lệ LĐNT được đào tạo nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, chính quyền cũng đã xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã, thị trấn có trình độ chuyên môn, quản lý, có phẩm chất chính trị vững vàng và nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Duy trì và phát triển việc dạy nghề cho LĐNT, trong đó tập trung vào các nghề truyền thống như: Chăn nuôi - thú y, trồng trọt, cơ điện nông thôn, hàn kim loại; du nhập và đưa vào giảng dạy một số nghề mới có xu hướng phát triển thuận lợi nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: May công nghiệp, mộc mỹ nghệ, trồng nấm, hàn cơ khí, du lịch tại gia đình. Nhờ làm tốt công tác đào tạo nghề, đến nay toàn huyện đã đào tạo nghề cho trên 1.500 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo tại địa phương lên trên 65%.

Để có được kết quả trên, theo bà Lưu Thị Thương, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Lộc: Mục tiêu dạy nghề cho lao động phải là những nghề theo nhu cầu xã hội để sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng, vì vậy huyện Vĩnh Lộc căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, du nhập một số ngành nghề mới vào sản xuất như nghề đan chao đèn lồng, móc hộp xuất khẩu, may mặc... Ngoài số LĐNT được đào tạo nghề theo đề án hỗ trợ của Chính phủ, việc xã hội hóa công tác dạy nghề cũng được huyện đặc biệt quan tâm. Hàng năm, Trạm khuyến nông, Trung tâm dạy nghề, Hội Nông dân huyện Vĩnh Lộc đã phối hợp với các ngành chức năng, các công ty, doanh nghiệp tổ chức nhiều lớp tư vấn khoa học - kỹ thuật, tuyển sinh các lớp đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp. Nhờ biết phát huy lợi thế của địa phương, đào tạo những nghề phù hợp với LĐNT, trên 80% số lao động sau đào tạo tại Vĩnh Lộc tìm được việc làm.

Bên cạnh những đóng góp của các đơn vị chức năng, doanh nghiệp, thành công trong đào tạo nghề tại Vĩnh Lộc có dấu ấn của khu vực kinh tế HTX, đặc biệt là các HTX nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Số liệu thống kê cho thấy, đến hết tháng 8-2019, toàn huyện có 35 tổ chức kinh tế tập thể, trong đó, có 29 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả như HTX Tân Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Hưng, Tân Lập... HTX may mặc Hồng Ánh (xã Vĩnh Tiến) là HTX tiêu biểu trong công tác đào tạo nghề cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ đào tạo nghề cho lao động tại địa phương, HTX còn tạo việc làm cho hàng chục lao động là người khuyết tật và phụ nữ đơn thân, trong thời gian học nghề 3 tháng học viên được hỗ trợ tiền ăn 800.000 đồng/người/tháng. Sau khi học nghề, HTX tuyển dụng làm việc với lương năm đầu 1.500.000 - 2.000.000 đồng/người/tháng, đối với lao động có tay nghề lương 2.200.000 - 2.800.000 đồng/người/ tháng. Một số lao động có nhu cầu mở cơ sở, HTX hỗ trợ về đơn hàng, đầu ra sản phẩm; HTX gà thả đồi Tân Lập (xã Vĩnh Long) từ nhóm chăn nuôi 7 hộ thành viên, đến nay đã phát triển lên 18 thành viên, với tổng đàn từ 12.000 đến 15.000 con gà thịt và 1.500 gà đẻ trứng, với các loại gà như: Ri Hòa Bình, lai chọi Thanh Lương, Phùng... Để đảm bảo hiệu quả bền vững, các hộ chăn nuôi của HTX Tân Lập được UBND xã phối hợp với tổ chức GNI (Hàn Quốc) mở các lớp đào tạo, tập huấn về nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh. Đồng thời, HTX cũng được phía GNI hỗ trợ về vốn quay vòng, kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình VietGAP, khảo sát thị trường, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đầu ra... Ngoài các mô hình HTX, huyện Vĩnh Lộc đã duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, sản xuất, khai thác đá mỹ nghệ - đây cũng là nghề được nhiều lao động địa phương lựa chọn. Tham gia học nghề lao động được đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học ngay tại công ty, đơn vị sản xuất, kinh doanh. Người dạy nghề, truyền nghề là các nghệ nhân, vừa là bậc cha chú trong làng, xã nên vừa mang tinh thần trách nhiệm của người thầy, vừa gắn với việc truyền nghề, phát triển nghề truyền thống cho thế hệ trẻ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả cao, sử dụng được lao động nông nhàn tại địa phương với thu nhập bình từ 3.500.000 đến 4.000.000 đồng/lao động/tháng, giải quyết được bài toán việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho địa phương và được nhân rộng trên địa bàn. Điển hình là mô hình dạy nghề sản xuất chế biến đá mỹ nghệ xã Vĩnh Minh đã đào tạo trên 300 lao động, trong đó 85% người lao động sau 2 năm làm việc trở thành thợ lành nghề và có khả năng dạy nghề cho người khác.

Giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo nghề cho LĐNT được lồng ghép trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu của công tác đào tạo nghề nhằm phục vụ nhân lực cho xây dựng nông thôn mới, đồng thời phục vụ nhân lực cho tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hiện đại, nhằm phát triển nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa; gắn đào tạo với phát triển chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị kết hợp với các biện pháp về tổ chức sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng nông, lâm, thủy sản. Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc, để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT góp phần thực hiện tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, huyện Vĩnh Lộc tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc dạy nghề cho người nông dân, làm sao để hình thành được một tư duy mới trong lao động sản xuất thay đổi truyền thống đã lỗi thời. Vì vậy, công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng luôn phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm. Việc đào tạo nghề cần phải đi vào chiều sâu, đào tạo thực chất những đối tượng thực sự có nhu cầu. Huy động tối đa nguồn lực, cùng với việc lồng ghép các chương trình, đề án, dự án có liên quan để tập trung đào tạo chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng mềm, tay nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật và tác phong công nghiệp của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đổi mới và phát triển đào tạo những ngành, nghề xã hội đang có nhu cầu; những ngành, nghề dự kiến sẽ phát triển và thu hút lao động, nhất là những ngành, nghề công nghiệp hỗ trợ phục vụ hoặc thay thế của nền công nghiệp 4.0; những ngành, nghề đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng sạch và bền vững gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải quyết việc làm mới cho hơn 12.000 LĐNT và nâng tỷ lệ người dân được đào tạo nghề lên trên 70% vào năm 2020.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]