(Baothanhhoa.vn) - Để thực hiện tốt sự tri ân đối với những người có công với cách mạng, hàng năm, huyện Vĩnh Lộc đã quan tâm thực hiện tốt công tác lập hồ sơ các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi cho gia đình chính sách, gia đình người có công; triển khai thực hiện tốt Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Vĩnh Lộc quan tâm chăm lo cho gia đình chính sách

Để thực hiện tốt sự tri ân đối với những người có công với cách mạng, hàng năm, huyện Vĩnh Lộc đã quan tâm thực hiện tốt công tác lập hồ sơ các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi cho gia đình chính sách, gia đình người có công; triển khai thực hiện tốt Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng”.

Lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc thăm, tặng quà gia đình chính sách trên địa bàn dịp Tết Nguyên đán.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho các đối tượng người có công, gia đình chính sách, bảo trợ xã hội, nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện đã thành lập 15 đoàn đi thăm hỏi, động viên, tặng quà, cấp quà của Chủ tịch nước, UBND tỉnh cho các đối tượng; tiếp nhận và trao quà của các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đến các đối tượng đầy đủ, kịp thời, đúng quy định với tổng số 9.703 lượt đối tượng nhận quà với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng; trao tặng 37 suất quà của huyện trị giá gần 30 triệu đồng và 24 áo lụa cho Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, thân nhân của các gia đình liệt sĩ, người có công với cánh mạng; hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 30 nhà tình nghĩa từ quỹ Đền ơn đáp nghĩa. 6 tháng năm 2018, huyện đã rà soát, lập danh sách 561 đối tượng đi điều dưỡng (trong đó có 150 đối tượng điều dưỡng tập trung, 411 đối tượng điều dưỡng tại gia đình) và 351 đối tượng người có công thuộc diện điều dưỡng luân phiên năm 2017 điều dưỡng tại gia đình năm 2018; xác nhận và đề nghị bảo hiểm xã hội huyện cấp 34.518 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng người có công được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế... Dịp 27-7 tới đây, huyện đã xây dựng kế hoạch thành lập 15 đoàn thăm, tặng quà cho các đối tượng người có công và gia đình chính sách; phối hợp với Báo Lao động xã hội tổ chức lễ trao quà cho các đối tượng người có công trên địa bàn. Cùng với đó, huyện còn vận động các tổ chức đoàn thể quan tâm giúp đỡ các gia đình chính sách...

Bên cạnh đó, huyện đã có nhiều chủ trương và giải pháp hỗ trợ người có công phát triển kinh tế nhằm ổn định đời sống vật chất và tinh thần, xét cho vay nguồn vốn ưu đãi cho các gia đình chính sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ kỹ thuật, cây, con giống, kinh phí và ngày công lao động cho những gia đình chính sách đặc biệt khó khăn, phấn đấu không để gia đình chính sách có mức sống thấp hơn mức sống trung bình ở khu dân cư, từ đó giúp các gia đình chính sách tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương là ông Trịnh Văn Quyền ở thôn Phố Mới, xã Vĩnh Tiến. Ông là một trong những tấm gương người có công tiêu biểu được lựa chọn đi dự Hội nghị biểu dương người có công toàn quốc nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh liệt sĩ tới đây. Là người lính đã từng chiến đấu ở chiến trường Campuchia và là thương binh nặng 81%, bằng ý chí, nghị lực, niềm tin của người lính ông đã làm nên điều bất ngờ mà đến giờ chính ông vẫn không tin được.

Nhớ lại thời gian cho cuộc hành trình làm kinh tế trong thời bình, ông Quyền xúc động: Tôi là thương binh nặng từ trại an dưỡng được gửi về địa phương điều dưỡng tại gia đình. Điều khiến tôi sợ nhất đấy là tôi trở về mà không làm được gì cho gia đình. Cuộc sống càng khó khăn càng nung nấu trong tôi lòng quyết tâm phải thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Và tôi bắt đầu cuộc hành trình từ cửa hàng bán quần áo với số tiền được vay 5 triệu đồng (năm 2000). Sau 5 năm mở cửa hàng, tiền lãi mỗi năm thu về khoảng 100 triệu đồng, tôi đã mua đất và mở thêm 2 cửa hàng bán quần áo, năm 2010 mở tiếp cửa hàng thứ 3, doanh thu tăng lên 200 triệu đồng/năm. Năm 2012, gia đình ông đã xây dựng thêm 1 siêu thị nhỏ, lấy tên là “ Siêu thị thương binh 27-7” với kinh phí 2 tỷ đồng, doanh thu của siêu thị sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 250 triệu đồng/năm. Ngoài công việc kinh doanh, gia đình ông luôn đi đầu trong các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ người neo đơn, tàn tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, chia khó vùng cao, ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt, ủng hộ biển đảo quê hương. Mỗi năm gia đình ông giúp đỡ cho hội người tàn tật của xã từ 30 - 50 bộ quần áo cho các đối tượng tàn tật, tạo việc làm cho 3 - 5 cháu là con em gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh bán hàng tại siêu thị với mức lương trung bình 3 triệu đồng/người/tháng.

Những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong thực hiện chính sách người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã thể hiện lòng tri ân sâu sắc của cán bộ, nhân dân huyện Vĩnh Lộc đối với những người đã hy sinh, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các đối tượng chính sách.


Bài và ảnh: Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]