(Baothanhhoa.vn) - Giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những tiêu chí quan trọng để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, những năm qua huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác đào tạo nghề (ĐTN) để GQVL cho LĐNT.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Triệu Sơn tập trung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Huyện Triệu Sơn tập trung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Lao động tại Công ty may TNHH Dream F Vina, xã Đồng Lợi (Triệu Sơn) trong ca làm việc.

Giải quyết việc làm (GQVL) cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những tiêu chí quan trọng để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, những năm qua huyện Triệu Sơn đã tập trung chỉ đạo có hiệu quả công tác đào tạo nghề (ĐTN) để GQVL cho LĐNT.

Nhằm nắm bắt kịp thời số lao động chưa có việc làm, chưa qua ĐTN và nhu cầu học nghề của người lao động, huyện Triệu Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ngành chức năng thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát, rà soát cung – cầu lao động hàng năm để nắm bắt nguồn lực lao động bổ sung của huyện. Năm 2018, huyện đã tổ chức lồng ghép công tác ĐTN cho LĐNT thông qua 5 công ty may công nghiệp, công ty giày da và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến khác trên địa bàn để đào tạo và GQVL tại chỗ cho người lao động trên địa bàn huyện. Cũng trong năm qua, toàn huyện đã GQVL cho 3.560 lao động (đạt 102% kế hoạch), trong đó có gần 450 lao động tham gia xuất khẩu có thời hạn ở nước ngoài; ĐTN cho 2.530 lao động (đạt 105,4% kế hoạch), trong đó có 150 lao động được đào tạo bằng nguồn kinh phí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, số còn lại chủ yếu bằng nguồn xã hội hóa.

Để góp phần tạo việc làm cho LĐNT, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển ĐTN cho LĐNT, huyện Triệu Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đến các trường THCS, THPT về định hướng phân luồng cho học sinh có nhu cầu ĐTN; phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tạo điều kiện cho các em học sinh được học nghề phù hợp với sở trường, đáp ứng nhu cầu thị trường, để khi ra trường các em có điều kiện tìm được việc làm ổn định. Đồng thời tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách dạy nghề, GQVL; các mô hình, các tổ chức, cá nhân điển hình làm tốt công tác ĐTN, GQVL; thông tin, phổ biến tới người lao động, học sinh các trường THPT về các cơ sở dạy nghề, nhóm nghề; tổ chức các hội nghị tư vấn cho người lao động, giúp họ lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... Bên cạnh đó, huyện đã kêu gọi, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, các nhà đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, tạo điều kiện về mặt bằng, hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp; phối hợp với các công ty như: May công nghiệp, giầy da xuất khẩu, chế biến gỗ, sản xuất bao bì... và các trang trại, nơi sản xuất để dạy nghề gắn với GQVL cho LĐNT. Do vậy đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 29% năm 2010 lên 63,5% năm 2018. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 85%. Riêng nghề may công nghiệp, sau đào tạo có 100% lao động được nhận vào các doanh nghiệp và cơ sở may với thu nhập từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Số lao động làm các nghề cơ khí, điện tử đạt thu nhập bình quân từ 7,5 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Lao động được đào tạo nghề tại các làng nghề truyền thống học xong có việc làm ổn định với mức thu nhập từ 3 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, để phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp đạt hiệu quả cao, huyện lựa chọn các ngành nghề đào tạo phù hợp với địa phương, xây dựng mô hình dạy nghề chuyên canh, chuyên con như các nghề trồng rau sạch, trồng hoa, trồng dâu nuôi tằm, trồng và chăm sóc nấm, mộc nhĩ, linh chi, nuôi ong, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ba ba, cá nước ngọt... Sau học nghề, trên 80% LĐNT biết vận dụng những kiến thức đã học vào phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, cho biết: Qua các loại hình dạy nghề, LĐNT được tiếp cận kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, từ đó biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ và cơ hội được nhận vào làm tại các cơ sở sản xuất, các công ty, doanh nghiệp, góp phần đổi mới tư duy trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động... Cùng với quan tâm GQVL tại địa phương, công tác xuất khẩu lao động cũng được huyện xem là một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện chương trình mục tiêu GQVL và giảm nghèo bền vững.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]