(Baothanhhoa.vn) - Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhiều năm liên tục huyện Thọ Xuân luôn đạt và vượt chỉ tiêu, trở thành điểm sáng trong công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ). XKLĐ không những giúp hàng trăm gia đình thoát nghèo bền vững mà còn trở thành hộ khá giả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân – điểm sáng trong công tác xuất khẩu lao động

Huyện Thọ Xuân – điểm sáng trong công tác xuất khẩu lao động

Căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi của gia đình chị Vũ Thị Giang được xây dựng từ nguồn tiền XKLĐ.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhiều năm liên tục huyện Thọ Xuân luôn đạt và vượt chỉ tiêu, trở thành điểm sáng trong công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ). XKLĐ không những giúp hàng trăm gia đình thoát nghèo bền vững mà còn trở thành hộ khá giả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Điển hình phải kể đến là hộ gia đình chị Vũ Thị Giang ở thôn 2, xã Xuân Giang. Trước đây cuộc sống rất khó khăn, ngoài làm ruộng 2 vợ chồng còn lên rừng thồ củi xuống xuôi bán lấy tiền đong gạo nuôi 5 người con và bố mẹ già. Cứ thế ròng rã suốt 15 năm vất vả xuôi ngược mà chẳng khá lên được. Khi các con lớn, không thể sống trong căn nhà dột nát, chật chội, chị đành vay mượn 40 triệu đồng xây căn nhà cấp 4 lấy chỗ ăn ở, sinh hoạt, kèm theo đó là món nợ khó trả. Đến năm 2014, tuy tuổi không còn trẻ nhưng chị vẫn quyết định đi XKLĐ với mong muốn thay đổi cuộc sống. Sau 3 năm làm việc tại Đài Loan, chị dành dụm được hơn 200 triệu đồng và không những trả hết nợ, chị còn gây dựng được 1 trang trại VAC. Thấy thu nhập cao gấp nhiều lần so với ở nhà, chị vận động các con đi XKLĐ. Có thời điểm gia đình chị có tới 8 người cả trai, gái, dâu, rể cùng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Hiện vẫn còn 2 cặp vợ chồng ở Đài Loan và đã mở được công ty riêng ở nước sở tại và 2 cặp chuyên kinh doanh lĩnh vực vận chuyển du lịch và dịch vụ sim thẻ giữa Việt Nam - Đài Loan (tại Hà Nội). 2 công ty đang tạo việc làm cho gần 200 lao động với thu nhập bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Với chị Hoàng Thị Mai ở thôn 7, xã Xuân Phong nếu không đi XKLĐ thì khó có cơ hội “đổi đời” bởi trước đây cuộc sống gia đình khốn khó, 2 vợ chồng làm quần quật quanh năm cũng chỉ đủ ăn. Sau 3 năm đi XKLĐ tại Đài Loan chị đã tích lũy được số tiền kha khá mà theo chị nếu ở nhà cả 2 vợ chồng có làm 10 năm cũng không thể có được. Hiện chị Mai đã xây được nhà, có điều kiện lo cho các cháu ăn học và chút vốn làm ăn phát triển kinh tế gia đình.

Trong 4 năm, từ 2015 đến 2018 huyện Thọ Xuân có trên 1.700 người tham gia XKLĐ và 2 tháng đầu năm 2019, có 81 người đi XKLĐ. Các xã đưa được nhiều người đi XKLĐ là Xuân Sơn, Thọ Xương, Xuân Vinh, Xuân Hòa...

XKLĐ vừa giải quyết việc làm, vừa nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững. Theo số liệu thống kê cho thấy năm 2017 khách hàng từ nước ngoài chuyển về tài khoản Ngân hàng Thọ Xuân là 902 người, số lần chuyển là 1.345 lần với tổng 2.334.000 USD; năm 2018 có 860 người gửi, số lần chuyển là 1.162 lần với tổng 2.288.000 USD. Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2019 huyện Thọ Xuân đặt mục tiêu đưa 500 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Để đạt mục tiêu đề ra, ngay từ những ngày đầu năm UBND huyện giao chỉ tiêu XKLĐ cho các xã, thị trấn. Đồng thời phân công các thành viên ban chỉ đạo phụ trách xã; gắn trách nhiệm của từng thành viên với nhiệm vụ được giao, xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ và thi đua cuối năm. Ông Trương Hùng Thanh, Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thọ Xuân, cho biết: Ban chỉ đạo XKLĐ huyện phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các phòng, ngành chức năng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của XKLĐ, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh và tại thị trường XKLĐ. Phối hợp với các doanh nghiệp được cấp phép tuyển dụng tổ chức các cuộc tham vấn cộng đồng cho cán bộ thôn, người lao động về XKLĐ; thông báo thị trường, ngành nghề, số lao động cần tuyển dụng cũng như mức phí, thu nhập và các quy định khi tham gia XKLĐ... Đặc biệt, trong tháng 2 vừa qua, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn phòng tổ chức IM Japan tại Việt Nam, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị giới thiệu chương trình thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản cho các đối tượng trong độ tuổi từ 18 đến 35, bộ đội xuất ngũ trong năm 2018 trở về địa phương và ban chỉ đạo XKLĐ các xã, thị trấn với hơn 500 người tham gia. Bên cạnh đó, huyện phối hợp tổ chức tốt các lớp học ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho những lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài; tăng cường quản lý Nhà nước về công tác XKLĐ từ huyện đến xã, thị trấn. Giao các xã, thị trấn nắm bắt kịp thời những diễn biến trong công tác XKLĐ của đơn vị mình, báo cáo về ban chỉ đạo XKLĐ huyện để cùng xem xét giải quyết. Đồng thời nghiêm cấm việc tuyển lao động qua môi giới, không thu tiền của người lao động trái với các quy định hiện hành của Nhà nước...

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]