(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) của huyện Quảng Xương được gắn với các ngành nghề truyền thống của địa phương, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu LĐNT, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quảng Xương đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với ngành nghề truyền thống

Huyện Quảng Xương đào tạo nghề lao động nông thôn gắn với ngành nghề truyền thống

Công nhân Công ty TNHH 888 đóng trên địa bàn xã Quảng Hợp trong ca sản xuất.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) của huyện Quảng Xương được gắn với các ngành nghề truyền thống của địa phương, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu LĐNT, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Sau hơn 10 năm thực hiện Đề án 1956, toàn huyện có trên 2.300 LĐNT được ĐTN, tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt từ 97,4% - 99,7%.

Để LĐNT có việc làm và thu nhập ổn định tại các cơ sở sản xuất công tác ĐTN cho LĐNT được cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung vào các ngành nghề phù hợp, tránh dàn trải, lãng phí... phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua ĐTN đạt 75% trở lên. Để đạt mục tiêu trên, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng và địa phương tập trung đa dạng hóa các loại hình dạy nghề gắn với các ngành nghề truyền thống của địa phương như cói, đay, dệt chiếu, mây tre đan, đồng thời du nhập thêm một số ngành nghề mới như mộc, cơ khí, may mặc... nhằm khai thác hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ, tạo sự gắn kết của người nông dân với quê hương, qua đó huy động tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Đồng thời tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, danh mục nghề đào tạo. Theo đó, dự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT giai đoạn 2010-2020 là khoảng 12.000 người, trong đó nghề phi nông nghiệp 6.500 lao động. Cùng với đó, UBND huyện chỉ đạo các phòng chức năng thường xuyên rà soát nhu cầu học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp của LĐNT gắn với đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương và quy hoạch xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với yêu cầu sản xuất, nuôi trồng và các mô hình kinh tế có hiệu quả để tổ chức dạy nghề. Đối với học nghề phi nông nghiệp được tổ chức dạy nghề theo hướng “Ly nông bất ly hương”, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; đồng thời chỉ đạo các cơ sở dạy nghề tổ chức đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch... giúp LĐNT vừa học, vừa làm. Thực hiện hỗ trợ cho LĐNT sau khi học nghề, trong đó Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện phối hợp với các hội, đoàn thể và chính quyền địa phương ưu tiên cho vay vốn đối với học sinh, sinh viên sau học nghề, đẩy mạnh cho vay vốn đối với các mô hình dạy nghề hiệu quả tại các địa phương... Về cơ sở vật chất, trên cơ sở nguồn kinh phí được phân bổ từ Đề án 1956 và một số nguồn khác, UBND huyện đã tập trung đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy nghề, phòng học và nhà hiệu bộ tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, với tổng kinh phí gần 25 tỷ đồng. Hiện cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu học nghề của LĐNT.

Theo đánh giá của UBND huyện Quảng Xương, các LĐNT sau khi được ĐTN đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ngành nghề được đào tạo vào quá trình sản xuất; đồng thời có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế gia đình. Đến tháng 12-2019, toàn huyện có 3.940 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, một số ngành nghề có thế mạnh như: nghề dệt chiếu tạo công ăn việc làm cho gần 1.200 lao động, với thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng, doanh thu hàng năm ước đạt 240 tỷ đồng/năm; nghề sản xuất chế biến các sản phẩm từ gỗ tạo công ăn việc làm cho trên 600 lao động, với trên 1.300 sản phẩm, thu nhập bình quân đạt từ 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng, doanh thu trên 140 tỷ đồng/năm. Đặc biệt, hiện nay trên địa bàn huyện có 11 xưởng may, nhà máy may, gia công chế biến các sản phẩm từ dệt may, giầy da tạo công ăn việc làm cho trên 2.000 lao động, với thu nhập bình quân đạt từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, huyện cũng đã xây dựng được một số mô hình trong ĐTN cho LĐNT như nghề trồng rau an toàn tại xã Quảng Lưu; đan lát thủ công tại xã Quảng Long và Quảng Yên... Hiện nghề đan lát thủ công đang tạo công ăn việc làm cho gần 100 lao động, với thu nhập từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT, huyện Quảng Xương tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; tổ chức đánh giá hiệu quả những chương trình đào tạo đã ban hành, từ đó xây dựng kế hoạch ĐTN sát với nhu cầu thị trường lao động; phối hợp với các cơ sở dạy nghề, các công ty, doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá hiệu quả chương trình ĐTN... Ngoài ra, UBND huyện chỉ đạo các phòng, đơn vị liên quan và địa phương rà soát, thống kê phân loại lao động, để có kế hoạch đào tạo phù hợp cho từng giai đoạn. Đối với các xã, các làng đã có nghề tiếp tục duy trì và phát triển cả về số lượng và chất lượng; ổn định và duy trì mạng lưới đào tạo ngành nghề tiểu thủ công nghiệp theo hình thức phối hợp với các cơ sở sản xuất, trong đó tập trung vào các nhóm nghề có khả năng tiêu thụ lớn và ổn định như chiếu đậu, chiếu cải, chiếu hoa, hàng thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm nghề truyền thống.

Duy Sơn


Duy Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]