(Baothanhhoa.vn) - Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề không chỉ giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân nông thôn mà còn góp phần giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Nông Cống phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với giải quyết việc làm

Huyện Nông Cống phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với giải quyết việc làm

Hộ chị Lê Thị Thu ở làng Thành Liên, xã Trường Sơn vừa làm nón lá, vừa thu gom hàng nhập cho các đại lý trong và ngoài tỉnh.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề không chỉ giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân nông thôn mà còn góp phần giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Nhận thức rõ điều đó, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo đảng bộ các xã, thị trấn tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phù hợp với thực tiễn từng địa phương. Đồng thời có các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nhằm tạo việc làm cho người lao động. Chỉ tính trong năm 2017 và 2018, huyện đã hỗ trợ đào tạo cho các đơn vị, hỗ trợ thu nhập, hỗ trợ làm nhãn hiệu cho hiệp hội nón lá Trường Giang với tổng số tiền 415 triệu đồng và 3 làng nghề truyền thống được tỉnh hỗ trợ với mức 300 triệu đồng/làng nghề. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ 150 triệu đồng cho HTX Kiên Thọ để mua sắm máy móc, thiết bị.

Để tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, cùng với việc chú trọng mở các lớp đào tạo nghề, với vai trò của mình hội liên hiệp phụ nữ huyện phối hợp với các đơn vị hướng dẫn, tuyên truyền phát triển nghề tiểu – thủ công nghiệp; kêu gọi các hội viên tích cực tham gia thành lập HTX tiểu – thủ công nghiệp. Chỉ tính trong 2 năm 2017 và 2018 các cấp hội phụ nữ đã thành lập được 3 HTX, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 400 hội viên.

Ông Nguyễn Quốc Tiến, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy huyện Nông Cống, cho biết: Với sự quyết tâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các đoàn thể, huyện đã duy trì, phát triển được 5 nghề, làng nghề truyền thống, gồm làng nghề nón lá, làng nghề làm hương bài, làng nghề chiếu cói và các sản phẩm từ cói, làng nghề làm miến gạo, nghề mộc. Các nghề công nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, làng nghề đã tạo việc làm ổn định cho 11.798 lao động. Riêng làng nghề nón lá có quy mô 1.290 hộ, thu hút 3.017 lao động tham gia, chủ yếu tại các xã Trường Giang, Trường Trung, Trường Sơn và Trường Minh.

Được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống làm nón lá chưa lâu, song đây chính là cơ hội, điều kiện thuận lợi để thôn Thành Liên, xã Trường Giang phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng mức thu nhập cho rất nhiều hộ gia đình cũng như làm phong phú thêm chuỗi sản phẩm thủ công truyền thống của huyện Nông Cống. Chị Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Giang, cho biết: Nghề làm nón lá tận dụng được thời gian nhàn rỗi, đa dạng nguồn lao động, kể cả người già, trẻ em đều có thể tham gia nên chúng tôi đã tham mưu cho lãnh đạo xã phối hợp mở các lớp dạy nghề làm nón lá cho người lao động; khuyến khích người có kinh nghiệm truyền nghề cho thế hệ trẻ. Hiện tại, nếu hộ nào có từ 1 đến 2 lao động làm nón lá đều đặn sẽ cho thu nhập khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng. Có những hộ vừa làm nghề, vừa thu gom sản phẩm nhập cho các đại lý có thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Nghề làm nón lá đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn 1,9%, riêng làng nghề nón lá Thành Liên cuối năm 2018 chỉ còn 4 hộ nghèo trên tổng số 190 hộ.

Ngoài làng nghề nón lá, làng nghề chiếu cói và các sản phẩm từ cói thu hút 1.055 lao động, phân bổ chủ yếu tại các xã Trường Giang, Minh Khôi, Tế Nông, Tượng Sơn... cho thu nhập bình quân khoảng 26 triệu đồng/người/năm. Làng nghề làm miến gạo Tân Giao ở xã Thăng Long thu hút 148 lao động, cho thu nhập bình quân khoảng 55 triệu đồng/người/năm. Hiện huyện đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai dự án tạo lập, xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể “Miến gạo Thăng Long” cho sản phẩm miến gạo huyện Nông Cống. Đối với nghề mộc mỹ nghệ là nghề truyền thống có từ lâu đời ở làng Thọ Thượng, xã Thăng Thọ được nhiều khách hàng biết đến với các sản phẩm có giá trị kinh tế, nghệ thuật cao, đặc biệt là chạm, khảm, đồ kỵ. Hiện xã có 15 cơ sở sản xuất với 21 lao động trực tiếp tham gia, mức thu nhập của người lao động tại các cơ sở sản xuất bình quân từ 4,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng.

Việc phát triển làng nghề đã thu hút được nhiều lao động nông thôn tham gia sản xuất, tạo các sản phẩm có chất lượng, đặc trưng riêng vừa góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho người dân. Song song với phát triển nghề, làng nghề truyền thống, Nông Cống còn du nhập thêm nhiều nghề mới để giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Hiện toàn huyện có 29/32 xã có nghề mới du nhập, tạo việc làm ổn định, thường xuyên cho 2.495 lao động với thu nhập từ 1,5 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Các sản phẩm làm ra của người lao động được các đơn vị bao tiêu sản phẩm, tạo được niềm tin cho người lao động, góp phần an sinh xã hội trên địa bàn toàn huyện.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]