(Baothanhhoa.vn) - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn huyện Hoằng Hóa được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành triển khai thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hoằng Hóa phấn đấu đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn về an toàn thực phẩm

Huyện Hoằng Hóa phấn đấu đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn về an toàn thực phẩm

Công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm VSATTP luôn được lực lượng chức năng huyện Hoằng Hóa chú trọng.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, công tác bảo đảm VSATTP trên địa bàn huyện Hoằng Hóa được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành triển khai thực hiện với nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả.

Nhận thức được tầm quan trọng trong bảo đảm VSATTP nên người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm. Kiến thức và thực hành của người tiêu dùng trong lĩnh vực đảm bảo VSATTP ngày càng nâng cao. Huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Ngoài đoàn kiểm tra được Ban Chỉ đạo 389 thành lập hoạt động thường xuyên, UBND huyện đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn huyện, tập trung kiểm tra vào các thời điểm trước khi bước vào thời vụ sản xuất và cao điểm về ATTP. Toàn huyện hiện có 1.730 cơ sở sản xuất ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; gần 100 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; sản xuất, chế biến, kinh doanh thủy sản và chế biến nem được thẩm định và cấp giấy chứng nhận ATTP. Huyện cũng đang xây dựng 2 chuỗi giá trị sản phẩm an toàn, 2 mô hình giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATTP và đã có 5 xã hoàn thành hồ sơ, đang đề nghị tỉnh thẩm định để công nhận xã ATTP.

Đặc biệt để xây dựng và bảo đảm nguồn cung thực phẩm nông sản an toàn theo chuỗi giá trị, huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP như: Sản xuất rau củ quả an toàn tại các xã Hoằng Hợp, Hoằng Giang, Hoằng Kim, Hoằng Trinh với diện tích áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP là 52,15 ha và 40.500m2 sản xuất rau trong nhà lưới trên địa bàn 7 xã. Tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm: Sản xuất khoai tây Marabel (Đức), ớt xuất khẩu, bí xanh, măng tây, cà rốt xuất khẩu, ngô ngọt, ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi, sản xuất lúa lai F1, sản xuất lúa thuần chất lượng... Một số sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ như nước mắm Lê Gia, nước mắm Khúc Phụ (xã Hoằng Phụ)... ngày càng được người tiêu dùng đánh giá cao, sức tiêu thụ hàng triệu lít mỗi năm.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức và ý thức chấp hành về ATTP của người tiêu dùng và người sản xuất trên địa bàn huyện Hoằng Hóa vẫn còn hạn chế. Trong khi, công tác kiểm soát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ còn nhiều khó khăn, một số địa phương trong huyện vẫn chưa thực sự vào cuộc quyết liệt để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm...

Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn về ATTP, huyện quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh và nhân dân về VSATTP. Huy động sự giám sát của nhân dân đối với công tác VSATTP. Xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và mô hình xã, thị trấn đạt tiêu chí VSATTP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm nghiệm, giám sát hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP và thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông, lâm sản, thủy sản không đảm bảo an toàn. Kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh thu hút các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, xây dựng thương hiệu nông sản thực phẩm để nâng cao hiệu quả và sản xuất bền vững; khuyến khích và phát huy hiệu quả liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân và bao tiêu sản phẩm thông qua HTX, tổ hợp tác; tiếp tục quy hoạch lại các vùng sản xuất an toàn tập trung, nâng cao trách nhiệm về quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm VSATTP; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; kịp thời chấn chỉnh công tác triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao về bảo đảm ATTP.

Hà Phương


Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]