(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình thực hiện, ban chỉ đạo XDNTM huyện luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, động viên các xã chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực XDNTM. Tổ chức cho cán bộ các thôn, xã trong huyện tham quan học tập các điển hình cách làm hay, sáng tạo trong và ngoài tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Hậu Lộc: Xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao đời sống người dân

Trong quá trình thực hiện, ban chỉ đạo XDNTM huyện luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, động viên các xã chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực XDNTM. Tổ chức cho cán bộ các thôn, xã trong huyện tham quan học tập các điển hình cách làm hay, sáng tạo trong và ngoài tỉnh.

Khu sản xuất rau sạch hàng hóa cho giá trị kinh tế cao tại xã Phú Lộc. Ảnh: Thu Hòa

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), cấp ủy, chính quyền huyện Hậu Lộc đã thành lập ban chỉ đạo từ huyện đến các xã và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Do làm tốt công tác tuyên truyền, cán bộ và nhân dân trên địa bàn nhận thức rõ cơ chế vận hành của chương trình XDNTM là “dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân”. Các cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo và hỗ trợ triển khai thực hiện. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước tại một số địa phương đã cơ bản được khắc phục. Trong quá trình thực hiện, ban chỉ đạo XDNTM huyện luôn sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, động viên các xã chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực XDNTM. Tổ chức cho cán bộ các thôn, xã trong huyện tham quan học tập các điển hình cách làm hay, sáng tạo trong và ngoài tỉnh.

Trong XDNTM, việc phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân luôn được huyện Hậu Lộc xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Nổi bật, trong năm 2017, huyện đã triển khai 18 mô hình phát triển sản xuất với tổng mức hỗ trợ được phân bổ từ nguồn kinh phí sự nghiệp Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM là hơn 1 tỷ 250 triệu đồng, gồm: Các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... tại các xã Thành Lộc, Cầu Lộc, Tuy Lộc, Triệu Lộc, Lộc Tân, Đa Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc, Liên Lộc, Phú Lộc, Hòa Lộc... Các mô hình ngoài góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất còn mang lại hiệu quả xã hội trên nhiều mặt như tăng tính tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Năm 2017, bình quân thu nhập đầu người đạt 32,2 triệu đồng, tăng 17,5% so với năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,72%. Năm 2018, huyện triển khai 12 mô hình phát triển sản xuất tại cơ sở.

Trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018, huyện đã tập trung chuyển đổi được 627,79 ha diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại hoa màu, như: Ngô ngọt, ớt xuất khẩu... tập trung ở các xã Phú Lộc, Hòa Lộc, Hoa Lộc, Xuân Lộc, Thịnh Lộc,... Đến tháng 9-2018, huyện đã thu hút được 8 doanh nghiệp ký hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm cho tổng diện tích 1.161 ha cây trồng. Đã phát triển được 8 chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cho giá trị kinh tế cao. Điển hình như các chuỗi liên kết sản xuất ớt xuất khẩu, ngô ngọt, rau cải bó xôi, khoai tây,... Giá trị các loại cây trồng theo chuỗi liên kết sản xuất đạt bình quân 180 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch, cao hơn so với các loại cây trồng không có chuỗi liên kết sản xuất từ 40-50 triệu đồng/ha/vụ thu hoạch. Tính cả năm, bình quân đạt giá trị từ 300 đến 500 triệu đồng/ha.

Điển hình như xã Phú Lộc có hơn 400 ha đất nông nghiệp. Trong 5 năm vừa qua, toàn xã đã chuyển đổi được 100 ha đất lúa, màu kém hiệu quả sang chuyên màu trồng 3-4 vụ/năm đối với các loại cây hàng hóa, như: Dưa hấu, ớt, khoai tây, ngô ngọt, dưa bao tử, hành, rau cải chân vịt... Tính đến tháng 9 năm 2018, toàn xã có 947 hộ với hơn 3.000 lao động tham gia sản xuất cây hàng hóa. Hiện nay, xã liên kết với 4 doanh nghiệp ngoài tỉnh tiêu thụ hàng nghìn tấn nông sản cho nông dân. Sau chuyển đổi đã tăng giá trị thu nhập bình quân từ 110 triệu đồng/ha/năm (năm 2014) lên khoảng 320 triệu đồng/ha/năm (năm 2017). Trong đó, hiện nay có 50 ha cho giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng/ha/năm. Ông Đoàn Văn Nga, Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: Xã đang tiếp tục thực hiện mục tiêu từ nay đến năm 2020 chuyển đổi gần 90 ha còn lại, phấn đấu trở thành vùng đất chuyên sản xuất cây trồng hàng hóa của huyện. Đồng thời, thành lập ban phát triển kinh tế cùng với HTX dịch vụ nông nghiệp tích cực liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp để tìm đầu ra ổn định, nâng cao giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế trang trại, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Từ cuối năm 2017 đến tháng 9 năm 2018, toàn huyện đã chuyển đổi được gần 30 ha đất sản xuất lúa và làm muối kém hiệu quả sang phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản. Trong đó, có một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng từ 2 đến 3 vụ/năm, đã cho giá trị từ 2-3 tỷ đồng/ha/năm. Huyện cũng đã chuyển đổi được 107,6 ha đất 2 vụ lúa kém hiệu quả sang trang trại chăn nuôi tổng hợp. Nhìn chung, các mô hình sau khi chuyển đổi đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 10 lần so với trồng lúa. Đến tháng 9-2018, toàn huyện đã phát triển được 322 trang trại, gia trại (trong đó có 98 trang trại đạt tiêu chí) tăng 25 trang trại so với năm 2015. Đã hình thành 76 chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho 76 trang trại gà và lợn. Tổng lợi nhuận của các trang trại liên kết ước đạt từ 10 đến 25 triệu đồng/trang trại/tháng, có một số trang trại đạt 100 triệu đồng/tháng. Các trang trại trên địa bàn huyện đã tạo việc làm cho 2.000 lao động, thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng. Kinh tế trang trại phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững đã tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp nói riêng và XDNTM nói chung.

Trong gần 3 năm (2016 đến tháng 9-2018), tổng nguồn vốn huy động phục vụ XDNTM trên địa bàn là 2.955 tỷ đồng, trong đó vốn xây dựng trong nhân dân hơn 1.316 tỷ đồng, vốn tín dụng hơn 179 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp hơn 63 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp và vốn lồng ghép các chương trình. Nhiều công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế... đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cùng với đó, nhân dân đã huy động đóng góp xây mới và nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và các công trình khác, như: Nhà văn hóa, khu thể thao thôn, đình làng, cổng làng... góp phần phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân. Đến đầu tháng 7-2018, toàn huyện đã hoàn thành 410 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 16,4 tiêu chí; có 8 xã về đích NTM, chiếm 32% tổng số xã. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường... được huyện quan tâm đầu tư. Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố và tăng cường, tình hình an ninh trật tự xã hội nông thôn cơ bản ổn định.

Tuy nhiên, thực tế quá trình XDNTM trên địa bàn huyện cũng gặp nhiều khó khăn, đó là nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh cho các xã không phải là xã điểm còn hạn chế. Nhiều xã chỉ tập trung vào đầu tư xây dựng cơ bản, chưa quan tâm nhiều đến phát triển sản xuất, xây dựng mô hình còn thiếu tính bền vững...

Phấn đấu đến năm 2020 có 19/25 xã đạt chuẩn NTM, huyện Hậu Lộc đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ XDNTM. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nhằm tạo sự đồng thuận về tư tưởng và hành động trong toàn đảng bộ và nhân dân. Trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp gương mẫu, chủ động, tiên phong thực hiện tốt chương trình XDNTM. Đồng thời, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập, giải quyết việc làm tại địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.


Thùy Dương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]