(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua huyện Cẩm Thủy đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể tích cực triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người dân, tạo điều kiện cho bà con phát huy tính tự chủ, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Cẩm Thủy nỗ lực xóa đói, giảm nghèo

Những năm qua huyện Cẩm Thủy đã tập trung chỉ đạo các ngành, đoàn thể tích cực triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người dân, tạo điều kiện cho bà con phát huy tính tự chủ, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Huyện Cẩm Thủy nỗ lực xóa đói, giảm nghèo

Mô hình nuôi thỏ cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Cẩm Sơn.

Hằng năm, huyện đã chỉ đạo tổ chức thực hiện việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo phân tích nguyên nhân nghèo để đưa ra những giải pháp cụ thể tới từng hộ gia đình. Trong đó, tập trung xây dựng và thực hiện 3 đề án đó là: “Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và an toàn dịch bệnh giai đoạn 2014 – 2020”, “Củng cố, chuyển đổi hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp” và “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2015 – 2020”. Bên cạnh đó, xây dựng, ban hành các kế hoạch đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Đồng thời, yêu cầu các xã, thị trấn tiến hành đánh giá, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của các hộ nghèo, cận nghèo cũng như phân loại các hộ nghèo, từ đó có các chính sách hỗ trợ sát thực, phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi nhận thức, khơi dậy tinh thần chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, Huyện ủy, UBND huyện cũng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác xóa đói, giảm nghèo (XĐGN).

Cụ thể, từ năm 2015 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 538,7 ha đất 1 vụ lúa mùa sang trồng mía nguyên liệu, mía tím, mía ép nước, ngô lấy hạt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, cây dong riềng để làm miến dong và trồng cây gai lấy sợi; chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với từng vùng trên địa bàn huyện, phát triển chăn nuôi trang trại, khuyến khích các hộ có điều kiện đầu tư xây dựng các trang trại có quy mô vừa và lớn để thu hút lao động tại chỗ, tạo việc làm ổn định, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng 9 trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô từ 500 đến 600 con lợn/lứa, đồng thời đưa một trang trại quy mô 900 con vào sản xuất, mô hình chăn nuôi bò cái nền thụ tinh nhân tạo (BBB) tại xã Cẩm Tú, tạo việc làm cho người dân, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững...

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng lên (từ 21,3 triệu đồng năm 2014 lên 33 triệu đồng năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,4% năm 2014 xuống còn 5,52% cuối năm 2018 (13/20 xã, thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%)... Để có được kết quả trên, là nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương và sự đồng thuận của người dân. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, huyện xây dựng các giải pháp cụ thể nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2019 nói chung, mục tiêu giảm nghèo bền vững nói riêng. Trong đó tập trung vào những nội dung như: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thương mại, dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn; đẩy mạnh thực hiện các dự án, công trình, giải ngân các nguồn vốn đầu tư và thực hiện tốt công tác quy hoạch; tập trung các nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất...

Nói về kinh nghiệm trong công tác XĐGN của địa phương ông Nguyễn Hải Sâm, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Bằng nhiều hình thức như tạo điều kiện cho hộ nghèo và cận nghèo được tiếp cận các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế; tổ chức quản lý, hướng dẫn sử dụng nguồn vốn, giám sát sử dụng vốn vay thông qua các hội, đoàn thể đã góp phần giúp các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách được vay vốn và sử dụng vốn hiệu quả, tăng thu nhập đáng kể. Cùng với việc tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, thông qua các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ đối với người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã và đang hỗ trợ xây mới và sửa chữa được trên 1.200 hộ, từng bước giúp người nghèo, gia đình chính sách ổn định đời sống sinh hoạt, an tâm sản xuất, phát triển kinh tế. Ngoài ra, huyện còn quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giải quyết kịp thời chế độ trợ cấp cho trẻ em mồ côi, người tàn tật, người già neo đơn, chi trả trợ cấp và chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ cho các đối tượng bảo trợ xã hội; tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Đến nay cơ bản các tuyến đường đều được bê tông hóa nhằm phục vụ nhân dân đi lại và sản xuất thuận tiện hơn. Ngoài việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thì hàng năm, huyện Cẩm Thủy đều tổ chức các đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về XĐGN tại các xã, thị trấn; đối thoại trực tiếp với người nghèo để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ trên cơ sở đó thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài Và Ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]