(Baothanhhoa.vn) - Sáng 6-8, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến (3 cấp) về công tác bảo vệ trẻ em, giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em. Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Điều hành hệ thống bảo vệ trẻ em tỉnh, chủ trì hội ...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội nghị trực tuyến về công tác bảo vệ trẻ em

Sáng 6-8, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến (3 cấp) về công tác bảo vệ trẻ em, giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về trẻ em. Tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Điều hành hệ thống bảo vệ trẻ em tỉnh, chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng và cả cộng đồng xã hội. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn và tham gia các công ước quốc tế về quyền trẻ em. Dù đạt được nhiều thành tựu nhưng trên thực tế một số trẻ em ở nước ta vẫn chưa nhận được sự chăm sóc, bảo vệ cần thiết, thậm chí bị bạo lực cả về thể xác và tinh thần.

Theo báo cáo, ở Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được phát hiện và giải quyết, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Những hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em chỉ khi chạm ngưỡng hình sự mới bị phát hiện, bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự nên con số trên mới là phần nổi của tảng băng chìm. Cũng theo báo cáo, 3 năm gần đây số lượng vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý có giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều; tính chất vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng, phức tạp gây bức xúc trong dư luận xã hội. Nạn nhân bị bạo lưc, xâm hại xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt có cả những trẻ em tuổi mầm non.

Tại Thanh Hóa mỗi năm có trên dưới 10 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra. Năm 2016 đã xảy ra 4 vụ xâm hại tình dục trẻ em, 2 vụ bạo lực trẻ em; năm 2017 có 10 vụ xâm hại tình dục trẻ em và 5 vụ bạo lực trẻ em. Riêng 6 tháng năm 2018 đã xảy ra 4 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đã vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức.

Những năm qua các ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp trong tỉnh đã thực hiện các giải pháp, triển khai các hoạt động nhằm tạo môi trường lành mạnh cho trẻ em, từng bước thực hiện tốt quy trình bảo vệ trẻ em từ khâu phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, phát hiện can thiệp sớm các trường hợp có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đến khâu hỗ trợ phục hồi, tái hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, góp phần quan trọng vào việc giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đến nay tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giảm xuống còn 1,79% trên tổng số trẻ em. Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc đạt 87,6%. 100% trẻ bị xâm hại tình dục, bạo lực được hỗ trợ, can thiệp kịp thời bằng các hình thức phù hợp...

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rà soát các quy định bảo đảm phù hợp với Luật Trẻ em, tiếp tục hoàn thiện theo hướng xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em phải nhanh chóng, thuận lợi, thân thiện và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em; cụ thể làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, chính quyền. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan để có chương trình đào tạo, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mình cho các em học sinh tùy theo lứa tuổi, giới tính. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ trẻ em, không để tình hình nhiều cơ quan bảo vệ trẻ em nhưng cơ quan chịu trách nhiệm từng công việc thì chưa rõ. Ủy ban Quốc gia về trẻ em định kỳ thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá các bộ, ngành, địa phương về thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và gia đình cùng các cấp chính quyền tạo lập cuộc sống an toàn, lành mạnh để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần; phòng, chống bạo lực, xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xây dựng, trình Thủ tướng đề án vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ chăm sóc trẻ em; phát động phong trào hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi. Với quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, làm mọi cách để trẻ em là những người đầu tiên được hưởng những thành quả phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng đề nghị các địa phương chú trọng công tác tập huấn, nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho cán bộ làm công tác trẻ em, bố trí nguồn lực trong dự toán hằng năm để thực hiện việc này. Đồng thời yêu cầu UBND cấp xã bố trí ngay người làm công tác bảo vệ trẻ em trong số công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách...


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]