(Baothanhhoa.vn) - Với tinh thần nghĩa tình, trách nhiệm, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin huyện Thường Xuân luôn có những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ hội viên, nạn nhân da cam (NNDC) khó khăn trên địa bàn. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nạn nhân ngày càng được cải thiện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Thường Xuân: Nhiều việc làm thiết thực giúp hội viên vượt khó

Với tinh thần nghĩa tình, trách nhiệm, Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin huyện Thường Xuân luôn có những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ hội viên, nạn nhân da cam (NNDC) khó khăn trên địa bàn. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của nạn nhân ngày càng được cải thiện.

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Thường Xuân: Nhiều việc làm thiết thực giúp hội viên vượt khó

Đại diện Hội NNCĐDC/dioxin huyện Thường Xuân, lãnh đạo xã Yên Nhân trao bò cho NNDC Vi Thanh Chon trong năm 2019.

Huyện Thường Xuân hiện có 268 NNCĐDC/dioxin, trong đó nạn nhân trực tiếp tham gia chiến trường bị phơi nhiễm là 167 người, nạn nhân gián tiếp bị dị dạng, dị tật bẩm sinh là 101 người. Trong số 167 người, nạn nhân trực tiếp có 101 người mất sức lao động từ 41–60%, 45 người mất sức lao động từ 61–80%, 6 người mất sức lao động 81% trở lên... Trong số nạn nhân gián tiếp có 80 người mất sức lao động từ 61–80%; 21 người mất sức lao động từ 81% trở lên. Những năm qua, được Trung ương và địa phương quan tâm chăm lo đời sống cho các đối tượng người có công với cách mạng nói chung, NNCĐDC/dioxin nói riêng nên mức sống bình quân của các gia đình nạn nhân được nâng lên ngang bằng với mức sống bình quân chung của huyện. Tính đến cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện còn 13,77%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo của gia đình nạn nhân là 25/209 hộ, bằng 11,9%, thấp hơn so với mặt bằng chung của huyện là 1,87%. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn những gia đình có tới 2, 3 thậm chí 4 NNDC, có người bị dị dạng, dị tật không tự lực được trong sinh hoạt, thường xuyên đau ốm, có người tuổi cao, sức yếu, thuốc thang tốn kém trong khi nguồn thu nhập thấp đã lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn.

Các cấp hội đã đến từng nhà tìm hiểu, nắm rõ hoàn cảnh gia đình, sức khỏe của nạn nhân để biết họ đang cần gì, gặp khó khăn gì để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp vận động toàn dân cùng chia sẻ, động viên nạn nhân cả về vật chất và tinh thần. Nếu nạn nhân thường xuyên đau ốm thì tổ chức cho đi điều dưỡng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, xông hơi, giải độc. Nạn nhân còn sức lao động nhưng thiếu vốn thì cho vay vốn sinh kế, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi; chưa có nhà ở hoặc chỗ ở không bảo đảm thì hỗ trợ tiền sửa chữa, làm mới nhà... Gần 10 năm qua các cấp hội đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các nhà tài trợ hỗ trợ làm nhà mới cho 11 hộ gia đình NNDC với số tiền trên 1 tỷ đồng. Trích quỹ của huyện hội và của xã hỗ trợ 9 gia đình mua bò sinh sản với số tiền 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, Tỉnh hội tạo điều kiện cho 3 gia đình vay vốn không tính lãi trong thời hạn 3 năm. Từ nguồn tiền hỗ trợ mua bò, vay vốn phát triển kinh tế, nhiều hộ đã nỗ lực vượt qua khó khăn, bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống. Điển hình là hộ NNDC Hoàng Văn Vinh ở xã Ngọc Phụng, được vay 10 triệu đồng đã đầu tư nuôi lợn, sau khi nhân đàn, bán giống, có vốn, gia đình vay mượn đầu tư mua máy xát lúa rồi máy làm đất nông nghiệp... Từ hộ có hoàn cảnh khó khăn, nay gia đình ông Vinh đã có cuộc sống tương đối khá giả, thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Với NNDC Trịnh Bá Đua ở xã Luận Thành được Huyện hội hỗ trợ 10 triệu đồng, gia đình đã góp thêm vốn mua con 1 bò sinh sản. Do chăm sóc tốt, bò nhanh lớn, khỏe mạnh và đã sinh sản được 3 con bê, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình. Là NNDC gián tiếp có hoàn cảnh khó khăn, chị Vi Thị Hồng ở xã Xuân Thắng được hỗ trợ tiền đã mua một con bê với giá 10 triệu đồng. Qua chăm sóc, từ một con bê con nay đã phát triển thành bò cái sinh sản. Chị Hồng cho biết: Sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền địa phương, của huyện hội đã tạo động lực giúp tôi vượt khó vươn lên ổn định cuộc sống.

Bác Lê Thanh Nhiệm, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Thường Xuân, cho biết: Qua gần 10 năm hoạt động, tổ chức hội luôn là địa chỉ tin cậy của nạn nhân và toàn xã hội. Công tác chăm sóc giúp đỡ nạn nhân ngày càng đa dạng, phong phú và hiệu quả hơn. Chỉ tính riêng trong 8 tháng năm 2019, Huyện hội đã hỗ trợ 94 suất quà thăm hỏi nạn nhân với số tiền trên 27 triệu đồng. Thăm hỏi, hỗ trợ tiền thuốc men cho 8 nạn nhân bằng 8 triệu đồng. Hỗ trợ 1 gia đình mua bò sinh sản số tiền 10 triệu đồng. Hỗ trợ thêm cho 7 gia đình nạn nhân được làm nhà theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ 23 triệu đồng. Cho 3 nạn nhân vay vốn không lãi suất với tổng số tiền 30 triệu đồng. Ngoài ra, các NNDC còn nhận được sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm với trị giá hàng trăm triệu đồng. Các nhà tài trợ cũng đã dành tặng nhiều phần quà ý nghĩa giúp đỡ các gia đình nạn nhân gặp khó khăn, điển hình là đơn vị Vinaconex tặng quà bằng tiền và hiện vật trị giá trên 20 triệu đồng; nhà thờ Hữu Lễ tặng các nạn nhân xã Ngọc Phụng 5 con bò trị giá 75 triệu đồng; gia đình bà Diệp Anh ở Hà Nội ủng hộ 80 suất quà, trị giá 30 triệu đồng... Các phần quà trên được trao trực tiếp cho nạn nhân, gia đình nạn nhân.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]