(Baothanhhoa.vn) - Tết Nguyên đán Canh Tý, nhiều hộ gia đình hội viên, phụ nữ thôn Xuân Thịnh, xã Xuân Dương có thu nhập khá từ trồng rau màu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hội LHPN huyện Thường Xuân: Nhiều cách làm giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo

Hội LHPN huyện Thường Xuân: Nhiều cách làm giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo

Lãnh đạo Hội LHPN huyện, xã thăm mô hình nuôi giun quế của gia đình chị Lê Thị Hương, thôn 1, xã Thọ Thanh.

Tết Nguyên đán Canh Tý, nhiều hộ gia đình hội viên, phụ nữ thôn Xuân Thịnh, xã Xuân Dương có thu nhập khá từ trồng rau màu.

Nhiều năm trước, chị em chưa sản xuất khoa học nên vào vụ sản xuất thu nhập không cao, chỉ vài năm gần đây, khi hội LHPN xã vận động chị em vào tổ hợp tác (THT) sản xuất rau an toàn gồm 31 chị, đồng thời hướng dẫn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT), chị em đã vận dụng tốt và có thu nhập ổn định quanh năm. Đặc biệt, năm 2019, hội LHPN xã đã tranh thủ được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp hỗ trợ 200 triệu đồng làm nhà lưới cho 2 hộ gia đình trong THT, các hộ bỏ thêm vốn đối ứng làm nhà lưới và trồng rau màu, dưa đơn tính... Theo tính toán của các hộ, trồng trong nhà lưới an toàn và hiệu quả kinh tế cao, khoảng 150 triệu đồng/hộ, riêng thu nhập dưa đơn tính đạt từ 70 đến 80 triệu đồng/vụ/năm. Chị Trương Thị Huế, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: Do điều kiện hội viên khó khăn về vốn và chưa thực sự mạnh dạn đầu tư, hội LHPN xã đã tích cực vận động, khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hội viên làm điểm rút kinh nghiệm nhân rộng. Cùng với đó là hỗ trợ vốn vay qua các kênh ngân hàng và huy động thêm nguồn lực giúp hội viên có động lực sản xuất. Hiện mô hình rau an toàn đang phát triển tốt và là nguồn thu nhập chính của nhiều hội viên nông thôn.

Năm 2017, gia đình chị Lê Thị Hương thôn 1, xã Thọ Thanh bắt đầu xây dựng cơ sở nuôi giun quế. Được cấp ủy, chính quyền địa phương và hội LHPN huyện, xã động viên, khích lệ, bao khó khăn ban đầu về vốn, cơ sở vật chất... của gia đình chị cũng từng bước được tháo gỡ. Năm 2018, cơ sở nuôi giun quế của gia đình chị Hương hoàn thành và có thu nhập. Mỗi lứa giun nuôi 3 tháng sẽ tạo được 100 tấn phân (20 ngàn đồng/kg). Hiện gia đình chị đang có 1.300m2 nuôi giun quế và tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động với mức thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng và nhiều lao động thời vụ. Bên cạnh đó, gia đình chị Hương được huyện, xã tạo điều kiện xây dựng mô hình trồng bưởi từ nguồn hỗ trợ của huyện với diện tích gần 1 ha, gia đình chị trồng xen cây sả và kết nối với cơ sở sản xuất chế biến tinh dầu sả nhằm tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và tăng thu nhập cho gia đình, dự kiến trong năm 2020 sẽ đi vào hoạt động.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thúc đẩy sản xuất tại địa phương có vai trò đóng góp quan trọng của cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện, bởi hầu hết các phong trào, mô hình sản xuất, kinh doanh đều có bóng dáng của các chị và được tổ chức hội quan tâm tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, thị trường. Nhiều chị đi lên từ khó khăn gian khổ nay trở thành chủ vườn, chủ trang trại. Đồng chí Trịnh Thị Vân Anh, Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Giúp hội viên phụ nữ thoát nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hội LHPN huyện tăng cường chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Ngay đầu nhiệm kỳ và hàng năm, các cấp hội đều rà soát hộ nghèo, đăng ký với cấp ủy, chính quyền địa phương về số hộ nghèo được hội giúp đỡ và xây dựng kế hoạch giúp trên tinh thần cầm tay chỉ việc. Đổi mới nội dung sinh hoạt, tăng cường dự sinh hoạt với chi hội, nắm bắt tư tưởng hội viên và hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình đi vào thực chất hơn, đáp ứng nhu cầu của hội viên. Đa số hội viên tích cực tham gia thực hiện tốt các phong trào của hội và các hoạt động của địa phương, trong đó có phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới.

Hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp hội phụ nữ huyện thực hiện bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, như: Giúp ngày công lao động, vay vốn không lấy lãi, giúp cây, con giống... Năm 2019, các cấp hội đã giúp 3.928 chị, giới thiệu 1 doanh nghiệp nữ tham gia Hiệp hội Doanh nhân nữ Thanh Hóa; tiết kiệm theo gương Bác; phối hợp chuyển giao 16 lớp KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 48.213 triệu đồng và 131.835 triệu đồng vốn Ngân hàng Chính sách xã hội cho nhiều lượt hội viên vay sản xuất, kinh doanh. Hiện, toàn huyện có 16 câu lạc bộ phụ nữ giảm nghèo hoạt động hiệu quả, 5 THT chăn nuôi, trồng trọt do phụ nữ làm chủ... Đặc biệt, hướng về hội viên, phụ nữ nghèo vùng giáp biên, Hội LHPN huyện được Hội LHPN tỉnh, các đơn vị thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” hỗ trợ Hội LHPN xã Bát Mọt xây dựng 2 mô hình chăn nuôi bò và lợn nái đen, đồng thời vận động hội viên, phụ nữ trong toàn huyện tiết kiệm ủng hộ 5.000 đồng/người để hỗ trợ hội viên phụ nữ nghèo xã Bát Mọt mô hình nuôi dê. Hiện các mô hình đều đang hoạt động hiệu quả, đã có sản phẩm.

Với những nỗ lực cố gắng của hội viên, phụ nữ các cấp và sự quan tâm của hội cấp trên, cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, nhà hảo tâm, từ năm 2011 đến 2019 đã giúp được 1.021 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, trong đó có 345 hộ hội viên phụ nữ nghèo làm chủ hộ; hỗ trợ xây, sửa nhà mái ấm tình thương cho 51 hội viên phụ nữ nghèo, góp phần cùng toàn huyện hoàn thành các mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.

Minh Trang


Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]