(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc thương tâm do chó cưng tấn công gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí có nạn nhân đã tử vong. Ðiều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo từ mối hiểm họa khôn lường cho gia đình nuôi cũng như cộng đồng dân cư. Và cũng từ sự việc trên, đang đặt ra cho các nhà quản lý, chính quyền địa phương cần có những giải pháp quyết liệt, nhằm ngăn ngừa để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người dân...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hồi chuông cảnh báo từ việc nuôi chó cưng

Thời gian qua, ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc thương tâm do chó cưng tấn công gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí có nạn nhân đã tử vong. Ðiều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo từ mối hiểm họa khôn lường cho gia đình nuôi cũng như cộng đồng dân cư. Và cũng từ sự việc trên, đang đặt ra cho các nhà quản lý, chính quyền địa phương cần có những giải pháp quyết liệt, nhằm ngăn ngừa để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người dân...

Hồi chuông cảnh báo từ việc nuôi chó cưng

Ẩn họa khôn lường từ việc nuôi nhốt chó cưng. (Ảnh chụp tại phố Trần Bình Trọng, phường Đông Sơn, TP Thanh Hóa).

Cuối năm 2018, ông Lê Văn Thân, 80 tuổi, trú tại phường Quảng Thọ, TP Sầm Sơn đã bị chính chú chó cưng (béc-giê) nặng gần 30 kg tấn công gây thương tích nghiêm trọng. Nhớ lại câu chuyện này, ông Thân vẫn chưa hết bàng hoàng. Vào buổi sáng ngày 10-12-2018 khi ông đang tắm rửa cho thú cưng của mình thì đột nhiên nó lao ra ngõ dùng hàm răng sắc nhọn cắn ngay vào cổ một con chó của hàng xóm. Thấy vậy, ông Thân chạy ra xua đuổi thì ngay lập tức con béc-giê quay lại tấn công, đẩy ông ngã sấp xuống đất và nhằm vào hai bên mạng sườn, cánh tay, cẳng chân ông cắn liên tục. Ông Thân được người nhà giải cứu và đưa đi bệnh viện trong tình trạng đa vết thương và phải nằm điều trị 2 tháng mới xuất viện.

Ngày 20-11-2018, bé trai Nguyễn Đình Đồng, 6 tuổi, xã Mai Lâm (Tĩnh Gia) khi đang chơi ngoài ngõ thì bị chó nhà tấn công. Cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng có nhiều vết thương vùng mặt, mũi, đầu và nguy hiểm nhất là tổn thương vùng hốc mắt, đứt ống tuyến lệ.

Tương tự tại Hà Nội, ngày 20-8-2018, ông Nguyễn Văn Th., 50 tuổi, trú tại ngõ 358 Bùi Xương Trạch, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, đang ngồi trước cửa nhà, thấy con chó béc-giê Bỉ cắn nhau với một con chó khác, nên đã cầm cây nạng gỗ xua đuổi. Tuy nhiên, con béc-giê nổi điên xông đến xô ông Th. ngã xuống đất rồi ngoạm thẳng vào cổ không chịu nhả ra. Người dân xung quanh và chủ của con chó tìm cách giải cứu và đưa ông Th. đi cấp cứu, nhưng vết thương ở cổ quá nặng, ông Th. đã mất sau đó một ngày. Ngày 14-7-2018, bé Lê Việt Kh., 8 tháng tuổi, ở Đội Cấn, Ba Đình (Hà Nội) được gia đình đưa đến Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu. Bé Kh. bị con chó ngao Tây Tạng nặng gần 40 kg do gia đình nuôi tấn công trong lúc chơi đùa. Khi nghe tiếng bé Kh. khóc, mẹ bé mới phát hiện, lao vào đuổi con chó thì cũng bị cắn vào tay. Bé Kh. được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch và qua đời khoảng 2 tiếng sau đó. Đầu tháng 3-2019, bà Phan Thị Nuôi, 79 tuổi, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng có rất nhiều vết thương do chó hàng xóm cắn. Qua kiểm tra, bác sĩ xác định bà Nuôi có 30 vết thương lớn nhỏ vùng mông, lưng, đùi, cẳng tay trái. Vết cắn nặng nhất dài 10 cm, bị đứt một phần cơ gấp cánh tay trái và vết cắn ở mặt sau khuỷu tay dài khoảng 15 cm, sâu 3 cm... Vụ việc gần đây nhất vào, chiều tối 3-4-2019, một cháu bé 7 tuổi ở thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động (Hưng Yên) đã bị một đàn chó (6 con) tấn công dữ dội. Nhiều người dân phát hiện đã lao đến giải cứu và chuyển cháu bé lên bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng nên cháu đã mất tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều vụ việc đau lòng do chó cưng gây ra.

Ông Đặng Trường Giang, Phó trưởng Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y tỉnh) cho biết: 2 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có 1.255 người bị chó cắn đã đi tiêm phòng tại các trung tâm y tế. Trong đó, đã có 1 người chết nghi mắc bệnh dại là bà Trần Thị Ph., 46 tuổi, ở thị trấn Yên Cát (Như Xuân). Theo ông Giang, với con số trên một nghìn người bị chó cắn chỉ trong hai tháng đầu năm là điều hết sức báo động. Nguy hiểm hơn, trẻ em lại là đối tượng dễ bị tổn thương khi vật nuôi tấn công. Do trẻ em thích đùa nghịch với vật nuôi cùng với việc chiều cao cơ thể chưa phát triển nên dễ bị tấn công và thường bị thương ở các vị trí nguy hiểm là đầu, cổ và mặt. Nguy hiểm là vậy, nhưng công tác quản lý, đăng ký vật nuôi trong gia đình hiện nay chưa được chặt chẽ. Theo quy định, khi muốn nuôi động vật như chó thì người dân phải đăng ký với trưởng thôn để lập danh sách, trình UBND cấp xã, phường cấp sổ quản lý. Vật nuôi phải được tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung. Người nuôi thường xuyên xích chó, nuôi nhốt trong nhà, không được thả rông. Khi dắt chó đi dạo nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm... Tuy nhiên, ở các địa phương, nhất là vùng nông thôn, việc này hầu như bị bỏ ngỏ. Việc sở hữu những chú chó, mèo hay những vật nuôi khác hiện nay rất dễ dàng và hầu như không qua đăng ký hay khai báo gì. Công tác phòng bệnh cũng chưa được thực hiện đầy đủ. Do đó, để tránh những hệ lụy đáng tiếc, chính quyền địa phương cần sự vào cuộc quyết liệt, siết chặt việc quản lý thú nuôi trong các gia đình...

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]