(Baothanhhoa.vn) - Với sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành bưu điện và lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH), sau hơn 2 năm triển khai công tác chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội (BTXH) qua hệ thống bưu điện đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả trong chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành bưu điện và lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH), sau hơn 2 năm triển khai công tác chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội (BTXH) qua hệ thống bưu điện đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của tỉnh.

Hiệu quả trong chi trả trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội

Chi trả trợ cấp thông qua hệ thống bưu điện bước đầu đã đem đến sự hài lòng cho các đối tượng bảo trợ xã hội.

Tại xã Quảng Hòa (Quảng Xương), ngày các đối tượng BTXH được nhận tiền trợ cấp, 8 giờ sáng, bưu điện xã đã bắt đầu nhộn nhịp. Tại khu vực chi trả, các cô, các bác đã ngồi tập trung thành từng nhóm người đọc báo, trò chuyện, hỏi thăm sức khỏe của nhau... Bác Lê Thị Ngoan (ở thôn 2) là đối tượng tàn tật năm nay đã ngoài 70 chia sẻ: Từ khi chuyển sang lĩnh tiền tại bưu điện, mọi thứ đều nhanh hơn, không phải chờ đợi, xếp hàng quá đông như trước và quan trọng là với các bác, ngoài niềm vui nhận tiền, đây còn là dịp gặp gỡ hỏi thăm tình hình sức khỏe, gia đình của nhau.

Là đối tượng đơn thân, nuôi con nhỏ được hưởng trợ cấp 270.000 đồng/tháng cho con, bác Hòa, thôn 5 cũng hồ hởi đến nhận số tiền trợ cấp theo như thông báo. Bác cho biết: Hàng tháng những đối tượng được trợ cấp sẽ được nhân viên phát thanh xã thông báo lên loa, ấn định ngày, giờ cụ thể, địa điểm để nhận tiền hỗ trợ (bưu điện văn hóa xã). Trong quá trình chi trả, nhân viên bưu điện cởi mở, giải thích nhiệt tình, chu đáo, thủ tục nhanh chóng, không gây phiền hà, những đối tượng không thể đến lấy tiền thì được nhân viên bưu điện đến tận nhà phát tiền.

Quyết định số 2173/QĐ-UBND, ngày 23-6-2016 của UBND tỉnh phê duyệt phương thức chuyển đổi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng từ phương thức do UBND cấp xã thực hiện sang phương thức chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng thông qua hệ thống bưu điện. Theo đó, từ ngày 1-10-2016, các đối tượng BTXH sẽ đến nhận tiền trợ cấp tại các điểm bưu cục; điểm bưu điện - văn hóa xã, phường, thị trấn hoặc các đại lý bưu điện trên địa bàn tỉnh. Ngay sau Quyết định 2173 có hiệu lực, các cán bộ phòng LĐTB&XH, phòng tài chính - kế hoạch, bưu điện huyện và cán bộ nhân viên, giao dịch viên trên địa bàn 635 xã, phường, thị trấn của 27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã được tập huấn nghiệp vụ chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng qua bưu điện. Công tác chi trả trợ cấp xã hội được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa phòng LĐTB&XH huyện với bưu điện huyện, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên, quy trình dịch vụ, địa điểm chi trả...; bên cạnh xe ô tô Bưu điện tỉnh hỗ trợ, các đơn vị đã chủ động hợp đồng xe để vận chuyển tiền đến các điểm chi trả, đảm bảo an toàn; tại các điểm chi trả đều có nhân viên bảo vệ bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình chi trả; các đơn vị đã thực hiện tốt các khâu chuẩn bị như phát thông báo đến người hưởng lợi trước thời gian chi trả ít nhất 1 ngày, nhân viên chi trả có mặt tại điểm trước giờ chi trả 30 phút. Các nhân viên tham gia chi trả trợ cấp BTXH có kinh nghiệm trong hoạt động cung cấp các dịch vụ bưu chính, đảm bảo lưu thoát công việc nhanh nhất, tại tất cả các điểm chi trả đều bố trí bàn tư vấn hỗ trợ thông tin cho người thụ hưởng.

Theo số liệu thống kê của Phòng BTXH (Sở LĐTB&XH), toàn tỉnh hiện có trên 184.000 đối tượng BTXH đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Việc chi trả các chính sách trợ cấp hàng tháng cho đối tượng BTXH qua hệ thống bưu điện không chỉ thực hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời hơn so với trước đây mà còn giảm áp lực công việc cho Phòng LĐTB&XH cấp huyện, giúp cán bộ làm công tác TB&XH có nhiều thời gian tập trung vào việc chuyên môn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, quản lý đối tượng...; giảm được rủi ro trong quá trình nhận tiền từ các huyện, thành phố về cấp phát cho đối tượng thụ hưởng tại xã, phường, thị trấn. Thông qua việc chi trả tại bưu điện còn phát hiện kịp thời một số đối tượng từ trần, đối tượng không có ở địa phương và loại bỏ được những đối tượng bị trùng chính sách, chế độ như vừa hưởng hưu trí, vừa hưởng trợ cấp xã hội.

Mặc dù đạt được những kết quả tích cực, song công tác chi trả trợ cấp BTXH qua bưu điện vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: Trong quá trình thực hiện, ở một số nơi chưa có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa nhân viên bưu điện và cán bộ LĐTB&XH xã, phường, thị trấn nên việc báo tăng, giảm và điều chỉnh chế độ còn chậm; nhiều đối tượng thụ hưởng chính sách trợ cấp BTXH là người cao tuổi, khuyết tật hoặc nhà xa điểm nhận tiền muốn để 2 - 3 tháng nhận 1 lần gây khó khăn cho việc thanh quyết toán; kinh phí chi cho trợ cấp BTXH chưa kịp thời nên việc chi trả tháng đầu năm và cuối năm cho đối tượng thụ hưởng chưa đúng theo thời gian quy định; một số nhân viên bưu điện còn cho người nhà đối tượng thụ hưởng nhận tiền thay khi chưa có giấy ủy quyền; chưa thông báo kịp thời cho đối tượng phát sinh mới đến nhận tiền.

Bài và ảnh: Trường Giang


Bài Và Ảnh: Trường Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]