(Baothanhhoa.vn) - Tiếp tục phát huy thế mạnh của hội trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, 5 năm qua, phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nông Cống đã phát triển ở quy mô lớn và đa dạng hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” ở Nông Cống

Hiệu quả phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” ở Nông Cống

HTX tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc tạo việc làm cho nhiều lao động nữ.

Tiếp tục phát huy thế mạnh của hội trong hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, 5 năm qua, phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nông Cống đã phát triển ở quy mô lớn và đa dạng hơn.

Đây cũng là cơ sở để thực hiện tiêu chí “Không đói nghèo” của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, giúp hội viên, phụ nữ nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện đã vận động hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm... Nhiều hội viên, phụ nữ trong huyện ngày càng năng động, tìm tòi các hình thức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất,

Qua phong trào, đã có nhiều chị mạnh dạn tham gia phát triển kinh tế trang trại, đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: xây dựng chuỗi rau, củ, quả, chuỗi lúa gạo an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; miến gạo Thăng Long; chuỗi chăn nuôi lợn hữu cơ, chuỗi cung ứng thịt gia cầm quy mô 5.000 con gà... Bên cạnh đó, hội đã thành lập HTX rau, củ, quả sạch và khai trương cửa hàng thực phẩm an toàn tại xã Trường Sơn, Vạn Hòa; thành lập “Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản” tại xã Công Liêm, có tổng đàn bò 40 con, với 36 hộ phụ nữ nghèo là chủ hộ tham gia. Đồng thời chị em phụ nữ tích cực xây dựng mô hình trang trại, gia trại để phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong đó nhiều trang trại, gia trại sản xuất có hiệu quả như: Mô hình kết hợp cá - lúa, gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản. Điển hình là hộ chị Lê Thị Chính ở xã Tế Nông là chủ trang trại chăn nuôi hơn 700 lợn hướng nạc, lợn sinh sản, hơn 1.200 ngan, vịt, ao cá hơn 300m2; chị Nguyễn Thị Ái ở xã Tượng Văn với mô hình trang trại chăn nuôi bò, cá, gà, vịt kết hợp với lò ấp trứng và trồng cói; chị Nguyễn Thị Hường ở xã Tế Thắng xây dựng trang trại chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp với thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm;...

Đặc biệt, hội đã mạnh dạn thành lập các mô hình kinh tế tập thể, phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và yêu cầu của thị trường; quan tâm đến việc tư vấn, giải quyết việc làm cho phụ nữ, động viên chị em duy trì nghề truyền thống, tham gia học nghề mới. Đồng thời, hội đã phối hợp với các ngành chức năng, đấu mối với các doanh nghiệp mở được 133 lớp dạy nghề may nón, móc len xuất khẩu, đan ghế, làm mi giả, nghề mây tre đan xuất khẩu, dệt chiếu, nghề may. Qua đó đã giải quyết việc làm cho hơn 6.000 lao động nữ, tiêu biểu là các xã: Tân Thọ, Tân Phúc, Tượng Lĩnh, thị trấn... Đến nay, toàn huyện có 5 HTX tiểu - thủ công nghiệp, tạo việc làm thường xuyên cho 2.538 lao động nữ.

Trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, chị em phụ nữ là chủ doanh nghiệp, tiểu thương đã năng động sáng tạo bám sát thị trường, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu xã hội để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Với ý chí, nghị lực vươn lên nhiều chị đã trở thành chủ các doanh nghiệp thành đạt. Tiêu biểu là tấm gương doanh nghiệp Nguyễn Thị Chiến ở xã Hoàng Sơn, giải quyết việc làm cho trên 100 lao động thường xuyên với mức lương bình quân từ 5.000.000 đồng - 12.000.000 đồng/người/tháng; doanh nghiệp tư nhân Xuân Hiếu của chị Đậu Thị Xuân ở xã Hoàng Giang thường xuyên giải quyết việc làm cho 75 lao động, mức lương bình quân từ 4.000.000 đồng - 15.000.000 đồng/người/tháng.

Trong hoạt động giảm nghèo, các cấp hội đã tín chấp vay vốn ngân hàng, huy động tiết kiệm giúp cho 47.128 lượt hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế. Đến nay, các cấp hội quản lý trên 470 tỷ đồng, giúp cho 16.873 lượt hội viên vay, tăng so với năm 2010 là 150 tỷ đồng. Các nguồn vốn vay sử dụng có hiệu quả đã từng bước giúp đời sống của chị em không ngừng được cải thiện. Nhiều hội viên đã vươn lên khá giả và làm giàu chính đáng nhờ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh có thu nhập bình quân từ 150 triệu đồng - 300 triệu đồng/năm.

Hoạt động tương trợ giúp nhau lúc khó khăn hoạn nạn, giúp nhau sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, được hội viên phụ nữ hưởng ứng tích cực. Hội đã phát động phong trào “Hỗ trợ con giống niềm tin cho phụ nữ nghèo”. Trong 5 năm vận động, các cấp hội đã hỗ trợ được 7.992 con giống các loại, trị giá trên 1,4 tỷ đồng. Trong đó trao 75 con bê giống cho 75 phụ nữ nghèo chủ hộ trị giá 863 triệu đồng. Các đơn vị làm tốt như: Hoàng Giang, Vạn Hòa, Trường Sơn, Tượng Lĩnh,...

Hoạt động của “CLB phụ nữ giảm nghèo do phụ nữ làm chủ hộ” ở 29/29 xã, thị trấn được duy trì thường xuyên. Thông qua hoạt động đã giúp cho hàng trăm hộ gia đình khó khăn vươn lên thoát nghèo. Bà Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN huyện, cho biết: Tỷ lệ phụ nữ nghèo là chủ hộ thoát nghèo hàng năm đạt cao góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo trong huyện xuống còn 1,88% năm 2019. Các hoạt động của hội trong hỗ trợ phụ nữ xóa đói, giảm nghèo thời gian qua đã khẳng định hội đi đúng hướng, đáp ứng được nhu cầu của hội viên, phụ nữ nông thôn. Từ đó khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần tương thân, tương ái, phát huy nội lực và vận động được nguồn lực xã hội trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]