(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số lượng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc diện đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lớn nhất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình sinh kế giúp các xã bãi ngang ven biển giảm nghèo

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số lượng xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc diện đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững lớn nhất nước.

Một công trình ở xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 257.

Trong giai đoạn 2016-2020, ngân sách Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang; ban hành các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; chính sách hỗ trợ cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài... Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang năm 2016, tỉnh Thanh Hóa đã phân bổ 9,9 tỷ đồng cho 33 xã, năm 2017 hỗ trợ 30 xã với mức 300 triệu đồng/xã để tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi bò sinh sản, lợn thịt, gà thả vườn và phát triển các cây nông nghiệp, hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế như lạc, ớt, lúa lai, khoai tây năng suất cao. Tỉnh đã thực hiện 4 mô hình nhân rộng giảm nghèo, trong đó có 3 mô hình chăn nuôi và 1 mô hình sản xuất, gồm: Mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Ninh Hải (Tĩnh Gia); mô hình chăn nuôi bò, lợn sinh sản tại xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa); mô hình sửa chữa, nâng cấp ô nại sản xuất muối tại xã Hải Lộc (Hậu Lộc) và mô hình chăn nuôi lợn sinh sản tại xã Nga Tân (Nga Sơn).

Là một trong số các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao được thụ hưởng mô hình nhân rộng giảm nghèo, năm 2017 xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa) có 21 hộ nghèo được tham gia dự án chăn nuôi bò lai sind sinh sản. Theo đó, mỗi hộ được hỗ trợ 12 triệu đồng để mua con giống, làm chuồng và được tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ liên quan đến mô hình. Sau gần 1 năm thực hiện, dự án chăn nuôi bò lai sind sinh sản đang dần đạt được những kết quả khả quan, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động tại các gia đình, thu nhập trung bình hằng năm tăng khoảng 10 triệu đồng/hộ. Dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ nhân rộng ra 40 hộ với 40 con bò sinh sản.

Ông Cao Đình Vũ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Thanh, cho biết: Hiện 100% hộ tham gia dự án đã thoát nghèo. Để tiếp tục nhân rộng mô hình, thời gian tới xã sẽ quy hoạch các khu chăn nuôi, vùng trồng cỏ, đồng thời tuyên truyền để bà con trồng cỏ trên các khu đất trống, chuyển đổi đất trồng lúa, trồng cây kém hiệu quả sang trồng cỏ; đầu tư máy sơ chế thức ăn; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thức ăn dự trữ mùa mưa rét cũng như cách xây dựng chuồng trại bảo đảm vệ sinh thú y; tổ chức tham quan, học hỏi các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, vỗ béo... Bên cạnh đó, xã chỉ đạo thực hiện tốt dự án hỗ trợ sản xuất; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo Chương trình 257; kêu gọi, vận động, huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo, phấn đấu cuối năm 2018 giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 5%.

Cũng được thụ hưởng chính sách giảm nghèo bền vững các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, năm 2017 xã Nga Tân (Nga Sơn) được hỗ trợ 300 triệu đồng, xã đã mua 26 con bê giao cho 26 hộ nghèo chăn nuôi. Ông Nghiêm Xuân Hà, Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Nga Sơn, cho biết: Ngoài mô hình giảm nghèo trên, các xã Nga Tiến, Nga Thủy, Nga Tân còn được hưởng lợi từ mô hình hỗ trợ sản xuất và đã thực hiện được 2 năm (2016-2017). Từ nguồn kinh phí 1,8 tỷ đồng, các xã đã thực hiện mua con giống cho các hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo để phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập. Hiện cả 2 mô hình đều phát huy tốt, giúp các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo thoát nghèo nhanh và bền vững. Năm 2018, ngoài 3 xã trên tiếp tục được hưởng lợi mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất còn có thêm 2 xã Nga Điền và Nga Tiến được hỗ trợ mô hình giảm nghèo. Ngoài ra, các xã còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu lao động cùng nhiều chương trình, chính sách khác đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng được tăng cường là động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy được thế mạnh vùng biển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Đặc biệt giúp người nghèo từng bước chủ động vươn lên thoát nghèo; cải thiện đáng kể điều kiện sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, đi lại... góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn các xã bãi ngang cũng như rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các xã trong huyện nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.


Bài và ảnh: Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]