(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH), nhiều năm qua, hoạt động này luôn được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả, giúp các ngành, các cấp có thêm cơ sở, luận cứ khoa học trong quá trình xác định, phê duyệt và thực hiện các đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH), nhiều năm qua, hoạt động này luôn được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả, giúp các ngành, các cấp có thêm cơ sở, luận cứ khoa học trong quá trình xác định, phê duyệt và thực hiện các đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Hội thảo về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TVPB và GĐXH của Liên hiệp hội.

TVPB&GĐXH là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền; là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra. Đồng thời, xác định tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của đề án hoặc một vấn đề, một sự việc cụ thể. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở khoa học, thực tiễn, độc lập, khách quan và không vì mục đích lợi nhuận. Từ đầu những năm 2000, hoạt TVPB&GĐXH đã được Liên hiệp hội (LHH) Việt Nam triển khai sâu rộng. Cho tới nay, LHH Việt Nam đã tham gia TVPB nhiều vấn đề trọng điểm được Đảng, Nhà nước, dư luận xã hội đánh giá cao và đã trở thành một kênh thông tin quan trọng cho các cấp, các ngành đưa ra quyết định thực thi các chủ trương, chính sách.

Tại tỉnh ta, trước yêu cầu thực tiễn, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2792/2010/QĐ-UBND và Quyết định số 163/2016/QĐ-UBND quy định hoạt động TVPB&GĐXH của LHH. Đây là những văn bản pháp lý quan trọng giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả hoạt động TVPB&GĐXH của LHH tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tham gia đóng góp trí tuệ vào các chủ trương, chính sách và các đề án lớn, quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở quy định được ban hành, LHH đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp để TVPB những vấn đề quan trọng, cấp thiết liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính từ năm 2016 đến nay, LHH tỉnh đã có văn bản đề nghị và được Chủ tịch UBND tỉnh giao phản biện 15 đề án, chương trình, quy hoạch lớn. Đơn cử, như: Đề án: “Phát triển KH&CN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020”; “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Dự thảo ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng; Chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội; Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa... Các đề tài, dự án, nhiệm vụ, quy hoạch được TVPB đều có kết quả tốt, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng các chương trình, đề án, dự án và những cơ chế, chính sách do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành. Bên cạnh đó, LHH còn tham gia góp ý, phản biện các đề án, dự thảo Luật, giúp Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh có thêm thông tin, căn cứ, số liệu khi đóng góp các dự thảo Luật trong các kỳ họp; đồng thời, cử đại diện tham gia các Hội đồng thẩm định cấp tỉnh các đề án, dự án do các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố xây dựng.

Tại các hội thành viên, hoạt động TVPB&GĐXH cũng được phát triển đa dạng và ngày càng phát triển mạnh mẽ, gắn chặt với công tác chuyên môn, nghiệp vụ do các sở, ngành, đơn vị và các doanh nghiệp đặt hàng hoặc tư vấn miễn phí cho hội viên. Hơn 3 năm qua, các hội thành viên đã tham gia TVPB, thẩm định 125 đề tài, dự án cấp tỉnh, ngành, sở và đóng góp ý kiến vào 153 dự thảo Luật, văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, nổi bật phải kể đến như hội dược học, hội dân tộc học và nhân học, hội khoa học lâm nghiệp, hội khoa học thủy lợi... Ngoài ra, hội luật gia, câu lạc bộ lâm nghiệp còn tư vấn pháp luật cho hàng chục ngàn lượt người dân, giúp người dân giải quyết những vấn đề có liên quan đến pháp luật. Các đơn vị liên kết của LHH, đặc biệt là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa (VCCI) cũng tích cực tham gia đóng góp ý kiến đối với cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp của địa phương.

Sự phát triển của xã hội sẽ kéo theo nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đòi hỏi có sự tác động của hoạt động quản lý trên các lĩnh vực. Hiệu quả của sự tác động phụ thuộc vào mức độ đóng góp, chia sẻ của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, đội ngũ trí thức. Chính vì vậy, hoạt động TVPB&GĐXH càng có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hoạt động TVPB&GĐXH chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi được tổ chức, thực hiện một cách khoa học, trung thực, bài bản và sát với yêu cầu thực tiễn.

Bài và ảnh: Lê Phong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]