(Baothanhhoa.vn) - Là một trong những địa phương được Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tài trợ hoạt động, trong những năm qua, Thanh Hóa đã triển khai hàng loạt chương trình hành động, từ công tác truyền thông, can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, điều trị Methadone, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS đến dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhằm đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS ra khỏi cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả Dự án Quỹ Toàn cầu trong phòng, chống HIV/AIDS tại Thanh Hóa

Hiệu quả Dự án Quỹ Toàn cầu trong phòng, chống HIV/AIDS tại Thanh Hóa

Phụ nữ phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn) tìm hiểu kiến thức phòng, chống lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Là một trong những địa phương được Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) tài trợ hoạt động, trong những năm qua, Thanh Hóa đã triển khai hàng loạt chương trình hành động, từ công tác truyền thông, can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, điều trị Methadone, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS đến dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, nhằm đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS ra khỏi cộng đồng.

Năm 2019, các hoạt động can thiệp, giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV, xét nghiệm HIV tự nguyện đều hoạt động có hiệu quả, góp phần không nhỏ trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh. Chương trình can thiệp giảm hại cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su cho người nghiện chích ma túy được triển khai tại 18 huyện, thị xã, thành phố với 160 đồng đẳng viên. Hoạt động can thiệp bằng thuốc Methadone triển khai tại 27 cơ sở và 17 điểm cấp phát thuốc tại 24 huyện (trừ Vĩnh Lộc, Như Thanh và Như Xuân) với 2.449 bệnh nhân điều trị; can thiệp bằng thuốc Buprenorphine tại 3 cơ sở: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, TP Sầm Sơn và huyện Như Thanh với 32 bệnh nhân điều trị, trong đó 4/32 người có HIV đã được điều trị ARV. Chương trình tư vấn xét nghiệm HIV được triển khai tại 100% các huyện, thị xã, thành phố thông qua phòng tư vấn xét nghiệm cố định, lưu động, xét nghiệm cho phụ nữ mang thai, tư vấn xét nghiệm trong 4 trại giam và 1 trại tạm giam..., tỷ lệ người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong cộng đồng là 0,3%. Chương trình điều trị ARV triển khai tại 34 phòng khám ngoại trú điều trị HIV/AIDS gồm 26 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, CDC tỉnh, 5 trại giam và tạm giam. Tính đến 31-12-2019, số người được điều trị ARV đạt 93%.

Từng là một người nghiện ma túy và cũng từ đó nhiễm HIV, L.H.X. thấu hiểu nỗi đau do HIV mang lại đối với bản thân, gia đình, cũng như biết rõ tác hại của HIV với cộng đồng, từ đó, đã nhiệt tình tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS. L.H.X., tâm sự: Sau khi được các cán bộ y tế tư vấn, động viên tôi đã vượt qua được giai đoạn mặc cảm, tự ti, bước ra khỏi bóng tối làm lại cuộc đời. Để cùng cộng đồng chung tay đẩy lùi HIV/AIDS, tôi đã tham gia làm đồng đẳng viên của dự án phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch và thu hồi bơm kim tiêm bẩn về trạm y tế phường để tiêu hủy. Tham gia hoạt động này tôi được tập huấn kỹ về kiến thức và trang bị các dụng cụ cần thiết để hoạt động. Vì thế, tôi dễ dàng tiếp cận các đối tượng để tuyên truyền, hướng dẫn họ xét nghiệm sớm, điều trị sớm cũng như tin tưởng sử dụng các dụng cụ được cấp phát để phòng tránh lây nhiễm HIV.

Còn đối với anh N.T.Tr. ở huyện Quan Hóa - một bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ARV cho biết: Một lần tình cờ đi khám bệnh, tôi phát hiện mình nhiễm HIV, lúc đó cuộc sống của tôi như rơi xuống vực sâu. May mắn tôi được các bác sĩ tư vấn tham gia điều trị ARV. ARV giúp tôi có cuộc sống, sức khỏe ổn định. Hiện tại, tôi đã không còn tự ti, mặc cảm, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm đều biết tôi nhiễm bệnh nhưng không ai xa lánh hay kỳ thị mà còn thường xuyên động viên tôi không được bỏ cuộc.

Ông Lê Trường Sơn, Phó Giám đốc CDC tỉnh Thanh Hóa cho biết: Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS đã thu được những hiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi nhận thức của cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất những ca mắc mới, tiếp thêm niềm tin để người nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng. Dự án đã phối hợp với các chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang hoạt động trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ các biện pháp: truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại, xét nghiệm, điều trị cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao,... góp phần không nhỏ để đạt mục tiêu 90-90-90. Hiện dự án đang được tiếp tục triển khai nhằm mở rộng xét nghiệm ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao (xét nghiệm lấy máu đầu ngón tay, xét nghiệm dịch miệng; tăng cường tập trung can thiệp giảm hại ở nhóm nguy cơ cao; triển khai kỹ thuật mới (điều trị trước phơi nhiễm, điều trị Buprenorphine) để can thiệp nhóm nguy cơ cao; tiếp tục nâng cao chất lượng điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú; đẩy nhanh việc thực hiện thanh toán khám, chữa bệnh BHYT với bệnh nhân điều trị ARV, đặc biệt là thanh toán xét nghiệm tải lượng vi-rút thông qua BHYT..., từng bước đẩy mạnh công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Hà Bắc


Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]