(Baothanhhoa.vn) - Tạo việc làm cho người mù luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp hội quan tâm, giải quyết. Nhờ đó, nhiều người mù đã được học nghề gắn giải quyết việc làm, hoặc tự tạo việc làm sau học nghề.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người mù

Tạo việc làm cho người mù luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp hội quan tâm, giải quyết. Nhờ đó, nhiều người mù đã được học nghề gắn giải quyết việc làm, hoặc tự tạo việc làm sau học nghề.

Hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người mù

Được hỗ vay vốn, hộ ông Lê Xuân Đại ở thôn Cẩm Vinh, xã Hoằng Tân (Hoằng Hóa) đã vươn lên phát triển kinh tế.

Nghề tẩm quất cổ truyền và sản xuất tăm tre là 2 nghề chính của các hội viên Hội Người mù tỉnh Thanh Hóa. Hiện hội có 258 hội viên có việc làm thường xuyên với mức lương bình quân 2,95 triệu đồng/người/tháng, riêng lao động tẩm quất đạt gần 4 triệu đồng. Tỉnh hội đang quản lý vốn vay là 2,41 tỷ đồng (kênh Hội Người mù Việt Nam). Từ vốn vay này đã tạo điều kiện cho nhiều hội viên người mù phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Ông Lê Văn Đạt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người mù tỉnh, cho biết: Từ năm 2018 đến nay, các cấp hội trong tỉnh đã dạy chữ, dạy nghề cho 1.100 hội viên với kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Nhờ coi trọng yếu tố con người về tay nghề, hành nghề, ý thức tổ chức kỷ luật trong sản xuất và kinh doanh đi đôi với chất lượng sản phẩm; sự phối hợp trong mở rộng thị trường giữa hội với các tổ chức thành viên MTTQ trên địa bàn, nên doanh thu và lương năm sau cao hơn năm trước. Nhiều tổ chức hội cơ sở đã làm tốt công tác chăm lo đời sống và giải quyết việc làm cho hội viên, điển hình là Hội Người mù TP Thanh Hóa, các huyện: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Nông Cống, Tĩnh Gia...

Tại Hội Người mù huyện Hoằng Hóa, mặt hàng truyền thống là tăm tre, chổi đót đã được hội phối hợp với ngành giáo dục và các hội đoàn thể như phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên và một số doanh nghiệp, liên kết giúp hội tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, được cộng đồng ủng hộ và chấp nhận. Do đó, huyện hội luôn hoàn thành xuất sắc các mặt hoạt động và sản xuất dịch vụ; doanh thu luôn chiếm từ 10-12% tổng doanh thu của tỉnh Hội Người mù Thanh Hóa. Năm 2019, doanh thu của Hội Người mù huyện Hoằng Hóa đạt 1 tỷ 230 triệu đồng, tăng 20% so với năm 2015. Ông Lê Đăng Đồng, Chủ tịch Hội Người mù huyện Hoằng Hóa, cho biết: Hội thường xuyên bố trí cho 18 hội viên người mù có việc làm ổn định 12 tháng/năm, với mức lương bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng; riêng nghề tẩm quất có thu nhập 4,3 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, huyện hội đang quản lý 253 triệu đồng kênh Trung ương hội. Ngoài vốn vay do hội đứng ra làm đầu mối, các hội viên trên địa bàn đã chủ động vay vốn từ các tổ chức đoàn thể địa phương. Từ các nguồn vốn vay, nhiều hội viên đã sử dụng có hiệu quả để chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi lợn, nuôi dê, mở cửa hàng buôn bán nhỏ...

Nhờ quản lý và sử dụng vốn vay tốt, đã góp phần vào công tác giảm nghèo, tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình hội viên thoát nghèo bền vững. Trong đó phải kể đến gia đình anh Lê Xuân Đại ở thôn Cẩm Vinh, xã Hoằng Tân. Gia đình anh Đại có đến 3 người bị khiếm thị, là anh và 2 người con. Bằng ý chí, nghị lực anh đã vượt lên khó khăn để ổn định cuộc sống. Năm 2018, anh Đại vay 20 triệu đồng của huyện hội để phát triển kinh tế. Cùng với nguồn vay của anh em, bạn bè, anh đã mua bò sinh sản và trồng 1 ha thuốc lào. Bình quân mỗi năm cho doanh thu trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn tạo việc làm cho gần 10 lao động. Anh Đại cho biết: Với 20 triệu đồng từ vốn vay của huyện hội, gia đình vẫn quay vòng để phát triển sản xuất. Hiện kinh tế cũng đã khá hơn rất nhiều và gia đình sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập...

Cũng theo ông Đồng, giải quyết việc làm cho hội viên là mục tiêu hết sức ý nghĩa. Thông qua lao động – việc làm vừa giúp người mù có thu nhập vừa giúp xóa bỏ mặc cảm tự ti, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên công tác dạy chữ, dạy nghề, tạo việc làm cho người mù không đơn giản, vì gặp khó ngay từ khâu ban đầu khi người mù tiếp cận với công việc. “Giàu 2 con mắt” nên với người khiếm thị, phải thường xuyên “cầm tay chỉ việc”, không chỉ một mà nhiều lần mới mang lại hiệu quả. Chính vì vậy, chăm lo đời sống cho người mù thông qua tạo việc làm để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đã và đang được Đảng, Nhà nước và các cấp hội quan tâm, để người khiếm thị khẳng định bản thân: Tàn nhưng không phế.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]