(Baothanhhoa.vn) - Người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa trải qua một trận lũ quét kinh hoàng gây tổn thất lớn về người và tài sản. Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước đang chung tay để giúp đỡ nhân dân vùng thiên tai vượt qua nỗi đau mất mát, ổn định cuộc sống. Thế nhưng trên thực tế có một bộ phận đang hướng tình cảm về với người dân Sa Ná chưa đúng cách, gây lãng phí và ảnh hưởng đến quá trình khắc phục hậu quả tại địa bàn.

Hãy dành cho Sa Ná tình thương đúng cách

Người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa trải qua một trận lũ quét kinh hoàng gây tổn thất lớn về người và tài sản. Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước đang chung tay để giúp đỡ nhân dân vùng thiên tai vượt qua nỗi đau mất mát, ổn định cuộc sống. Thế nhưng trên thực tế có một bộ phận đang hướng tình cảm về với người dân Sa Ná chưa đúng cách, gây lãng phí và ảnh hưởng đến quá trình khắc phục hậu quả tại địa bàn.

Hãy dành cho Sa Ná tình thương đúng cách

Hàng hóa cứu trợ tập kết để chờ đến lượt vào Sa Ná.

Trận lũ quét kinh hoàng xảy ra vào sáng ngày 3-8, đã gây tổn thất nặng nề cho nhân dân bản Na Sá với 2 người chết, 8 người còn mất tích, 5 người bị thương, 31 căn nhà bị lũ cuốn trôi hoàn toàn. Nhiều gia đình chịu cảnh tang thương và trắng tay sau đợt thiên tai kinh hoàng. Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang đã cắt rừng vượt lũ, tiếp cận hiện trường để giúp dân ổn định tinh thần, sơ cứu người bị nạn và triển khai tìm kiếm người mất tích. Những ngày tiếp theo, lãnh đạo tỉnh cùng các ngành chức năng đã trực tiếp đến Sa Ná chỉ đạo công tác khắc phục hạu quả mưa lũ; hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các đơn vị vũ trang được tăng cường, nhân dân trong vùng tự nguyện vận chuyển lương thực, thực phẩm vào Sa Ná để đảm bảo cuộc sống cho nhân dân. Đồng thời triển khai phân chia lực lượng tìm kiếm người mất tích, tháo dỡ nhà cửa bị đổ sập…

Hãy dành cho Sa Ná tình thương đúng cách

Lượng người đổ về Sa Ná ngày một đông, nhất là khi cầu phao nhẹ được lược lượng công binh Quân khu 4 lắp đặt xong.

Cùng với lực lượng tại chỗ, bà con Sa Ná cũng nhận được tình cảm chia sẻ của nhân dân nhiều nơi trong cả nước. Nhiều cá nhân, tổ chức thiện nguyện đã hành trình cả chặng đường dài tìm về bản vùng biên Sa Ná để trao quà và động viên tinh thần cho những gia đình bị thiệt hại. Ngay sau khi trận lũ quét xảy ra, chính quyền địa phương, các đơn vị vũ trang đã vận chuyển gạo vào Na Sá, tổ chức làm một đường nước sạch về tận nơi để không có người dân, hộ gia đình nào bị đói, rét. Hiện những trường hợp bị trôi nhà cửa đều được bố trí ở cùng với các gia đình khác. Chính quyền huyện Quan Sơn cũng đã khảo sát, tổ chức khởi công xây dựng khu tái định cư mới tại một vị trí đảm bảo an toàn cách khu lũ lụt 800m cho nhân dân.

Hãy dành cho Sa Ná tình thương đúng cách

Lượng người và xe đổ về Sa Ná ngày một đông, gây nên cảnh lộn xộn và ách tắc giao thông.

Ông Phạm Văn Đức, Cán bộ Hội Chữ thập đỏ xã Na Mèo cho biế: Chúng tôi rất cảm động khi trong những ngày qua nhiều cá nhân, tổ chức đã hướng tình cảm về chia sẻ với nhân dân bản Sa Ná vượt qua khó khăn. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc hỗ trợ người dân Sa Ná đang có những tồn tại nhất định. Lượng nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng hàng ngày mà các cá nhân, tổ chức vận chuyển vào bản quá nhiều và không có nơi để bảo quản, gây nên sự dư thừa và lãng phí lớn.

“Trong hai ngày qua, chúng tôi đã tiếp nhận hàng nghìn thùng mì tôm và vật dụng hàng ngày, dân bản có thể đủ sử dụng cả thời gian dài. Nếu mọi người vẫn tiếp tục tự ý vận chuyển vào bản thì không có chỗ để bảo quản vì sau lũ Na Sá chỉ còn mấy căn nhà nguyên vẹn dùng để bố trí nơi ở cho các hộ gia đình có nhà bị lũ cuốn trôi. Chúng tôi thiết nghĩ, các nhà hảo tâm nên có những hình thức quyên góp bằng tiền mặt để hỗ trợ để các gia đình mua sắm đồ sinh hoạt, dụng cụ sản xuất để dùng sau khi về nơi ở mới.”, ông Đức cho biết.

Hãy dành cho Sa Ná tình thương đúng cách

Từng đoàn người vẫn đang đưa lương thực vào Sa Ná, gây khó khăn cho công tác bảo quản và lãng phí do dư thừa.

Ngoài số hàng hóa đã vận chuyển vào Sa Ná, còn có hàng nghìn thùng mì tôm, quần áo, nhu yếu phẩm… chất đầy ở khu vực bến sông bản Hiềng chờ được vận chuyển vào vùng lũ, buộc lực lượng chức năng phải cử cán bộ canh giữ, bảo quản.

Anh Hà Văn Tuyên, xã Na Mèo cho biết, trong khi người dân các địa phương khác chủ yếu vận chuyển mì tôm, hàng tiêu dùng đến Sa Ná gây dư thừa, lãng phí thì nhân dân trong xã lại lựa chọn cách khác. “Dân bản chúng tôi đều thống nhất quyên góp mỗi hộ ít nhất là 100 nghìn đồng, nhà nào có điều kiện thì có thể nhiều hơn. Toàn bộ số tiền đều được trao trực tiếp cho người dân bản Sa Ná để họ chuẩn bị cuộc sống lâu dài.

Một thực tế khác, các đoàn tham gia hoạt động từ thiện hướng về Sa Ná đi với số lượng người quá đông, đang gây không ít trở ngại cho lực lượng làm nhiệm vụ vì hiện trường sau lũ còn ngổn ngang, bừa bộn không có lối để chen chân, đó là chưa kể đến môi trường sau lũ lụt ở Sa Ná còn ô nhiễm nặng nề, rất dễ bùng phát, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng sức khỏe của mọi người.

Nhân dân vùng lũ Sa Ná đang rất cần những tấm lòng, tình cảm động viên, sẽ chia để vượt nỗi đau thương mất mát này, nhưng để có một tình thương đúng cách cho Sa Ná, cần có một tầm nhìn rộng khắp để cùng nhau chung tay giúp người dân Sa Ná sớm ổn định và vươn lên trong cuộc sống.

Xuân Thủy


Xuân Thủy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]