(Baothanhhoa.vn) - Trận lũ lịch sử cuối năm 2018 khiến cây cầu treo bị sập. Kể từ đó cho đến nay, hàng trăm hộ dân sinh sống tại 3 bản nghèo của xã Phú Xuân (huyện Quan Hóa) phải sống trong tình trạng khó khăn, vất vả.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Trận lũ lịch sử cuối năm 2018 khiến cây cầu treo bị sập. Kể từ đó cho đến nay, hàng trăm hộ dân sinh sống tại 3 bản nghèo của xã Phú Xuân (huyện Quan Hóa) phải sống trong tình trạng khó khăn, vất vả.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Tháng 8-2018, do ảnh hưởng của mưa lũ, cây cầu treo bản Pan nối QL15 vào 3 bản Phé, Bá, Mí (xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa) bị hư hỏng nặng.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Đây là con đường duy nhất để người dân 3 bản nói trên giao thương, đi lại. Gần hai năm qua, mặc dù cây cầu treo bị hư hỏng nặng nhưng vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục .

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Cầu treo Pan được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2000. Đây là một trong số những cây cầu được xây dựng theo chương trình 135 do UBND huyện Quan Hóa làm chủ đầu tư. Cây cầu trị giá gần 2,5 tỷ đồng này được xây dựng với mong muốn giúp bà con 3 bản nghèo của xã Phú Xuân tiện lợi đi lại, giao thương buôn bán.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Ghi nhận của phóng viên, toàn bộ cây cầu treo gần như hư hỏng nặng. Phía đầu cầu từ QL15, mố cầu đã bị trận lũ đánh sập hoàn toàn, gãy gập. Phía thân cầu nhiều điểm xuất hiện những khoảng trống do ván cầu đã bị nước lũ tàn phá.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

“Từ ngày cầu treo bị sập, để có đường đi lại, người dân chúng tôi phải sử dụng thuyền, bè. Trước kia, nhiều người dân còn liều mình “đánh đu” men theo các con ốc, dây văng để qua cầu mỗi khi có việc cần thiết.” Chị Hà Thị Huân (38 tuổi, bản Bá) chia sẻ.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Được biết, trên địa bàn huyện Quan Hóa có 2 cây cầu treo bị hư hỏng do mưa lũ vào năm 2018. Ngoài cầu treo Pan (xã Phú Xuân), cây cầu treo tại xã Trung Thành cũng trong tình trạng tương tự. Đã hai năm qua những cây cầu treo này vẫn chưa được khắc phục, sửa chữa.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Trước tình hình mùa mưa bão sắp đến, ngày 23-4-2020 vừa qua, UBND huyện Quan Hóa đã có tờ trình số 34 gửi UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Tài chính về việc đề nghị thanh lý, tháo dỡ cầu treo xã Phú Xuân và cầu treo xã Trung Thành.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Ngày 28-4-2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 5238 giao tham mưu giải quyết đề nghị thanh lý, tháo dỡ các cầu treo tại huyện Quan Hóa, giao sở Tài Chính chủ trì, phối hợp cùng Sở GTVT và các đơn vị liên quan nghiên cứu tìm hướng giải quyết.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Trước đó, để đảm bảo nhu cầu đi lại cho người dân địa phương, chính quyền huyện Quan Hóa đã đầu tư lắp đặt một chiếc xuống máy giúp bà con qua lại cho đỡ vất vả. Thế nhưng, do chiếc xuống quá bé, mỗi khi nước sông chảy xiết thì gần như cả ngày hôm đó chẳng thể nào qua được sông.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Việc cây cầu treo bị sập không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con 3 bản của xã Phú Xuân, nhiều em học sinh tại điểm trường tiểu học của xã cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập. “Nhiều hôm mưa to, nước chảy xiết, xuồng máy quá nhỏ không thể qua được sông nên những giáo viên như chúng tôi không thể vào được lớp để dạy. Nhiều lúc chạy xe từ thị trấn đến nơi thì lại phải quay đầu xe ra về, hôm đó các em lại phải nghỉ học.” Cô giáo Hà Thị Muôn (điểm trường bản Phé) chia sẻ.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Cũng theo người dân địa phương, để qua được sông bằng xuồng máy, người dân phải đóng phí qua lại theo năm. Bình quân người dân phải đóng 35.000 đồng/người/năm, nếu mang theo xe máy nộp thêm 10.000 đồng/lượt. Việc đi qua sông bằng xuồng máy cũng khiến nhiều người lo ngại, đã không ít lần xảy ra tình trạng đồ dùng rơi xuống sông, thậm chí là cả người ngồi trên xuồng.

Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão

Ông Ngô Sỹ Tâm – Chánh văn phòng UBND huyện Quan Hóa, cho biết: “Đây là cây cầu treo bị ảnh hưởng do mưa lũ năm 2018, đồng thời cũng là cây cầu bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng nhà máy thủy điện Hồi Xuân. Việc sửa chữa cây cầu cũng nằm trong diện dự án nhà máy thủy điện phải hoàn trả, tu sửa. Vừa qua, chúng tôi cũng đã phối hợp cùng Sở tài chính và Sở GTVT tiến hành khảo sát, lên phương án xử lý. Huyện cũng đã có tờ trình về việc xin tháo dỡ, thanh lý 2 cây cầu treo hư hỏng trên địa bàn”.

Tuấn Kiệt – Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão
    Những tuyến đê... chờ vốn

    Thanh Hóa có 24 dòng sông lớn, nhỏ với hơn 1.000 km đê các loại và là một trong những tỉnh có chiều dài đê lớn nhất cả nước.

  • Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão
    Gian truân vùng đất Quan Sơn

    Khi chính quyền và bà con nhân dân huyện Quan Sơn đang gồng mình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 đầu tháng 8 vừa qua thì cơn bão số 4 lại đổ về. Tuy không phải là tâm bão, nhưng Thanh Hóa cũng phải hứng chịu hậu quả nặng nề, khiến đời sống của người dân ở vùng đất miền biên này khó khăn chồng chất khó khăn.

  • Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão
    Nhiều nỗi lo tại khu tái định cư Na Chừa, huyện Mường Lát

    Vừa đến khu tái định cư (TĐC) mới vào đầu năm 2019, nhưng các hộ gia đình thuộc bản Na Chừa, xã vùng biên Mường Chanh (Mường Lát) lại phải thấp thỏm lo sợ. Hạ tầng khu TĐC bản Na Chừa sau gần 10 tháng thi công vẫn chưa hoàn thiện, cơn bão số 3 hồi đầu tháng 8 – 2019 đã làm sạt lở, sụt lún nhiều vị trí...

  • Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão
    Chủ động đối phó hiểm họa hồ chứa nước mất an toàn

    Ngoài nhiệm vụ chính là tưới cho cây trồng, các hồ chứa nước còn có nhiệm vụ cắt lũ trong mùa mưa, bão, cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nuôi thủy sản, cải tạo môi trường sinh thái trong vùng... Bên cạnh những lợi ích to lớn, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp, đang là “con dao hai lưỡi” không thể xem thường. Nếu chỉ lơ là trong quản lý, nhất là trong mùa mưa, bão thảm họa vỡ đập xảy ra sẽ rất khó lường...

  • Hai năm chưa sửa được cầu, dân bản nghèo lo lắng trước mùa mưa bão
    Những cung đường “đau khổ” trong lòng thành phố

    Giữa lòng đô thị, vẫn tồn tại những đoạn đường chi chít “ổ voi, ổ gà”, nắng thì bụi, mưa thì ngập, khiến người dân sinh sống xung quanh tự đặt tên cho đoạn đường trước nơi mình ở là “cung đường đau khổ” vì sau nhiều năm hư hỏng, xuống cấp vẫn chưa được tu sửa, khắc phục.


Tuấn Kiệt – Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]