(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), với sự chỉ đạo đồng bộ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) của Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổng nguồn kinh phí thực hiện Đề án 1956 từ năm 2010-2019 là gần 266 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 208 tỷ đồng, còn lại là ngân sách tỉnh và nguồn khác. Đến nay, sau 10 năm thực hiện Đề án 1956, tỷ lệ LĐNT qua đào tạo từng bước được nâng lên (từ 40% năm 2010 lên 64% năm 2018, ước năm 2019 đạt 67%), góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu LĐNT, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ:

Góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), với sự chỉ đạo đồng bộ của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) của Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổng nguồn kinh phí thực hiện Đề án 1956 từ năm 2010-2019 là gần 266 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 208 tỷ đồng, còn lại là ngân sách tỉnh và nguồn khác. Đến nay, sau 10 năm thực hiện Đề án 1956, tỷ lệ LĐNT qua đào tạo từng bước được nâng lên (từ 40% năm 2010 lên 64% năm 2018, ước năm 2019 đạt 67%), góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu LĐNT, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

Nghề sản xuất chiếu cói ở huyện Nga Sơn đang tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Thực hiện Đề án 1956, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở xác định công tác dạy nghề, tạo việc làm cho LĐNT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhằm khai thác hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ, tạo sự gắn kết của người nông dân với quê hương, qua đó huy động tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng danh mục nghề đào tạo và định mức chi phí đào tạo, chi phí hỗ trợ đào tạo nghề cho LĐNT. Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu của người lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để có cơ sở cho việc học nghề của người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương, trên cơ sở nguồn kinh phí được phân bổ từ Đề án 1956, các địa phương đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện. Đã có 24 cơ sở dạy nghề công lập trong tỉnh được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề với tổng số kinh phí 78,8 tỷ đồng, trong đó cơ sở vật chất 20,3 tỷ đồng còn lại là mua sắm thiết bị dạy nghề. Các trang, thiết bị được đầu tư mua sắm và đưa vào sử dụng từng bước đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh.

Cùng với công tác đào tạo nghề, việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề được quan tâm. Theo đó, bằng nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng dạy nghề cho đội ngũ nhà giáo và người dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Do vậy, đã có trên 2.500 giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp huyện, xã được đào tạo nghề, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng kinh doanh khởi sự doanh nghiệp... Việc xây dựng chương trình, giáo trình được thực hiện nghiêm túc, phù hợp với xu thế đào tạo nghề của địa phương, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và chương trình dạy nghề do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) ban hành. Đến nay, đã có 39 nghề, nhóm nghề nông nghiệp và 55 nghề, nhóm nghề công nghiệp - xây dựng - tiểu thủ công nghiệp (TTCN), 21 nghề dịch vụ được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo.

Có thể khẳng định, qua được đào tạo nghề, các LĐNT đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, ngành nghề được đào tạo vào quá trình sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; đồng thời có định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng bền vững. Trong đó, nhiều lao động đã thành lập được doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất... không những giải quyết việc làm cho bản thân, gia đình mà còn nhiều lao động địa phương, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu LĐNT tại các địa phương... Từ năm 2010 đến tháng 6-2019, toàn tỉnh có 588.520 LĐNT được tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp (chủ yếu là cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và và đào tạo dưới 3 tháng). Trong đó, trên 61.000 LĐNT và người khuyết tật (NKT) được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng và đã có gần 52.000 LĐNT và NKT học nghề xong có việc làm. Ngoài đối tượng LĐNT và NKT được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách Đề án 1956, thông qua các chính sách phát triển công nghiệp, TTCN và thương mại; chính sách khuyến công của tỉnh và Trung ương đã có trên 50.000 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề. Được đào tạo nghề, các LĐNT đã có những đóng góp vào việc duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất TTCN và làng nghề tại cơ sở. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã duy trì và nhân cấy mới được 36 nghề TTCN đang hoạt động; 125 làng nghề TTCN. Cùng với đào tạo nghề cho LĐNT, thực hiện Đề án 1956 đã có gần 64.500 lượt cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho LĐNT, theo ông Nguyễn Quang Huy, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền về công tác đào tạo nghề; thay đổi nội dung chương trình đào tạo theo hướng thiết thực, hiệu quả; trong đào tạo cần áp dụng các phương pháp giảng dạy hợp lý, linh hoạt gắn với trình độ và đặc điểm của lao động địa phương; tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo nghề; công tác đào tạo cần gắn với tạo việc làm và định hướng nghề nghiệp; tích cực liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, để từ đó định hướng về nghề nghiệp cho người lao động khi tham gia đào tạo; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy nghề, bảo đảm dạy nghề có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và giải quyết việc làm sau đào tạo.

Bài và ảnh: Lê Duy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]