(Baothanhhoa.vn) - Thực trạng ở khu vực nông thôn hiện nay là công việc ruộng đồng chủ yếu do người già và phụ nữ đảm nhận. Điều đó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải pháp giảm bớt khó khăn cho lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp

Giải pháp giảm bớt khó khăn cho lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp

Tình trạng nữ hóa lao động trong nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (Ảnh minh họa)

Thực trạng ở khu vực nông thôn hiện nay là công việc ruộng đồng chủ yếu do người già và phụ nữ đảm nhận. Điều đó đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Ông Đào Hồng Quang, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thiệu Hóa cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 80% lao động nông nghiệp là nữ giới, hầu hết đều ngoài 40 tuổi. Thanh niên địa phương cơ bản thoát ly ra thành phố hoặc các vùng ven đô để làm công nhân hoặc có ở lại quê cũng chuyển đổi nghề nghiệp. Chỉ có lao động cao tuổi, không xin được việc làm mới chịu gắn bó với mảnh ruộng, góc vườn. Ông Quang nhẩm tính: Thu nhập thấp thì 1 công nhân cũng có 4-5 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng làm nông nghiệp, nếu chia bình quân mỗi tháng chỉ cho thu nhập khoảng 1 - 2 triệu đồng.

Tương tự như vậy, tại huyện Cẩm Thủy số lao động làm nông nghiệp là nữ cũng chiếm khoảng trên 70%. Ông Hà Thanh Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Thủy cho rằng: Việc nữ hóa lao động nông nghiệp đang khiến việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở địa phương gặp phải không ít khó khăn. Do các bà, các chị ngoài tham gia việc đồng áng còn lo chăm sóc gia đình, các cháu nhỏ nên hạn chế trong việc áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa máy móc, cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Nhằm khắc phục khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp do tình trạng nữ hóa và giảm bớt khó khăn cho lao động nữ trong quá trình sản xuất, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tích cực đưa các mô hình mới như sản xuất mạ khay, đưa máy cấy, máy gặt đập, máy phun thuốc bảo vệ thực vật vào các khâu sản xuất giúp lao động nữ giảm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập, lại tránh được những khâu khó, vất vả trong sản xuất nông nghiệp. Ví như, tại huyện Hà Trung, trong năm 2019, huyện đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng được các vùng sản xuất tập trung, các mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. Với việc phát triển 753 máy làm đất, 23 máy cấy, 46 máy gặt, tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng được nâng lên. Đến nay, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trên địa bàn huyện đã đạt 100% ở khâu làm đất, 18,5% ở khâu cấy và 40% ở khâu thu hoạch. Huyện Hà Trung xây dựng được vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại 10 xã, với diện tích hơn 3.000 ha/vụ.

Hay như huyện Hoằng Hóa, xác định việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là một trong những bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, như: Khuyến khích các HTX, hộ dân mạnh dạn đầu tư mua các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất để phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ. Tích cực thực hiện tích tụ đất đai, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Nhờ đó, số lượng các loại máy cơ giới hóa áp dụng vào sản xuất liên tục tăng; tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 98%, cấy bằng máy đạt 11%, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp đạt 85% diện tích. Việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện đúng lịch thời vụ, khắc phục tình trạng thiếu nhân công vào thời điểm chính vụ. Từ đó, người dân đã thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất truyền thống, thủ công chuyển sang hình thức sản xuất tập trung, mẫu lớn, liền vùng, liền thửa, cùng trà, cùng giống, giúp huyện xây dựng được 176 mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất với quy mô từ 1 ha trở lên, trong đó có 3 vùng tập trung.

Tuy nhiên, về lâu dài, các ngành chức năng cũng nên sớm xây dựng và hoàn thiện chiến lược và quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách toàn diện, trong đó chú trọng phát triển các khu công nghiệp phù hợp với tính chất và chất lượng lao động nông thôn, nhất là lao động nữ; tạo ra việc làm tại chỗ có thu nhập phù hợp, từng bước điều chỉnh và hạn chế xu hướng lao động nông thôn di cư tự do tìm kiếm việc ở các đô thị, các khu công nghiệp; có chính sách ưu đãi giúp cho các gia đình nông thôn có điều kiện phát triển kinh tế như: Chính sách hỗ trợ vốn, thành lập tổ sản xuất hoặc công ty, phát triển trang trại, ngành nghề và sử dụng tốt nhất các nguồn lực địa phương.

Trần Hằng


Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]