(Baothanhhoa.vn) - Tháng 10-2020, nhiều quy định về xử phạt trong một số lĩnh vực dịch vụ, thương mại sẽ chính thức có hiệu lực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đừng để quy định chỉ hay... trên giấy

Tháng 10-2020, nhiều quy định về xử phạt trong một số lĩnh vực dịch vụ, thương mại sẽ chính thức có hiệu lực.

Đừng để quy định chỉ hay... trên giấy

Theo quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác, nếu doanh nghiệp viễn thông không ngăn chặn được tin nhắn rác, thì có thể bị phạt tới 170 triệu đồng.

“Rác” trên mạng viễn thông là vấn đề gây bức xúc cho người sử dụng thời gian qua. Lợi dụng nền tảng công nghệ này, nhiều thông tin xấu, thông tin không mong muốn đã làm phiền không ít người sử dụng dịch vụ. Thậm chí, có khách hàng còn bị lợi dụng, lôi kéo vào hoạt động phi pháp.

Thực hiện Nghị định 91 đòi hỏi doanh nghiệp viễn thông phải cung cấp cho người dùng công cụ, ứng dụng để phản ánh và cho phép khách hàng chủ động ngăn chặn tin nhắn, cuộc gọi “rác”. Các nhà mạng cũng có trách nhiệm ngăn chặn, thu hồi địa chỉ được dùng để phát tán tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi rác. Đây là điều đang gây phiền toái cho nhiều người sử dụng, nhưng để từ chối là không dễ. Thực hiện tốt quy định này người sử dụng dịch vụ viễn thông sẽ không còn phải bực mình vì những thông tin không mong muốn.

Trong hoạt động thương mại, theo quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi bán hàng xách tay có thể bị phạt lên đến 200 triệu đồng. Đây là một hình thức kinh doanh trốn thuế, lợi dụng thị hiếu tiêu dùng của một bộ phận khách hàng, nhiều người đã thực hiện hành vi bán hàng xách tay để trục lợi. Đã có nhiều người bị lừa dối khi thực hiện giao dịch này, nhưng việc xử lý người vi phạm lại gần như chưa được áp dụng.

Cũng tại Nghị định 98 còn quy định mức phạt đến 5 triệu đồng nếu bán thuốc lá trước trường mẫu giáo. Hành vi bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi hay sử dụng người chưa đủ 18 tuổi để bán thuốc lá thì bị phạt 2 triệu đồng. Những vấn đề này đã được đề cập trong thời gian qua nhưng chưa ghi nhận trường hợp bị xử lý.

Còn theo Nghị định số 99/2020/NĐ-CP, tăng mức phạt lên 5 triệu đồng đối với người bán xăng, dầu qua cột bơm mi ni, trụ bơm lắc tay, thùng, can, chai.

Kinh doanh xăng, dầu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoạt động tự phát sẽ tiềm ẩn rủi ro, xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng. Dù đã có quy định nhưng việc xử lý vi phạm này chưa nhiều, trong đó một phần do mức phạt chưa đủ răn đe.

Lâu nay chúng ta đã có nhiều quy định xử phạt trong hoạt động dịch vụ, thương mại. Song chỉ là việc thực hiện ở nhiều thời điểm chưa nghiêm.

Ban hành quy định là nhằm quản lý trật tự xã hội tốt hơn, nhưng trên hết đòi hỏi trách nhiệm thực thi từ phía cơ quan chức năng phải đầy đủ, nghiêm minh, không có ngoại lệ.

Những quy định xử phạt tại các nghị định có hiệu lực trong tháng 10-2020 đều khá nhạy cảm, liên quan đến nhiều mặt đời sống xã hội. Song, điều mà người dân mong chờ là các quy định này sẽ được cơ quan chức năng thực hiện như thế nào!? Đừng để xảy ra tình trạng như nhiều người phản ánh là quy định chỉ hay... trên giấy.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]