(Baothanhhoa.vn) - Từ TP Thanh Hóa, vượt chặng đường hơn 200km, đầu giờ chiều, chúng tôi đến bản Nà Ón, xã Trung Lý (Mường Lát).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Động lực giảm nghèo cho phụ nữ vùng cao Mường Lát

Động lực giảm nghèo cho phụ nữ vùng cao Mường Lát

Hội viên phụ nữ tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản bản Chai, xã Mường Chanh chăm sóc bò.

Từ TP Thanh Hóa, vượt chặng đường hơn 200km, đầu giờ chiều, chúng tôi đến bản Nà Ón, xã Trung Lý (Mường Lát).

Đường vào bản không khó lắm vì vào mùa khô, bà con dân bản góp tiền đổ bê tông rộng khoảng 1m nên phương tiện xe máy, xe đạp có thể vào tận nhà một số hộ dân. Trên sườn đồi, nhiều hộ đang chăn thả dê. Đồng chí Sùng A Hòa, bí thư chi bộ bản Nà Ón cho chúng tôi biết: Bản có 54 hộ đều là hộ nghèo. Tháng 11 năm 2018, Hội LHPN tỉnh hỗ trợ 39 con dê giống sinh sản cho 15 hộ trong bản, hướng dẫn thành lập và chăn nuôi theo mô hình tổ hợp tác (THT), đến nay đàn dê đã tăng lên 79 con. Thấy có hiệu quả, các hộ trong bản đã mua về cùng nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Chị Tráng Thị Cá, một thành viên THT chăn nuôi dê sinh sản bản Nà Ón cho biết thêm: Hội viên phụ nữ dân tộc Mông trong bản rất cảm ơn cán bộ phụ nữ cấp trên đã thương yêu bà con khó khăn, hỗ trợ con giống phù hợp nuôi theo mô hình tập thể. Riêng nhà chị Cá đến nay đã có 4 con dê, chị Cá sẽ cố gắng nuôi nhân đàn thật nhiều để nhanh thoát nghèo.

Về với THT chăn nuôi bò sinh sản của phụ nữ bản Chai, xã Mường Chanh (Mường Lát) đúng lúc các chị đang tập kết cho bò ăn. Nhìn thấy cách các chị chăm chút, vuốt ve bò như “con” mình, chúng tôi cảm nhận được niềm vui, khấn khởi của hội viên phụ nữ dân tộc Thái vùng giáp biên. Những con bò béo tròn, lông mượt đã và sẽ là nguồn thu nhập chính thoát nghèo của nhiều hộ dân bản. Từ nguồn hỗ trợ ban đầu của chị Nguyễn Thị Kim Thúy, nguyên Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam (100 triệu đồng) và Hội LHPN tỉnh (150 triệu đồng) mua 16 con bò cái sinh sản trao cho 16/25 thành viên, các chị được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, cách trồng cỏ voi, chuối để chủ động nguồn thức ăn cho bò, làm chuồng trại giữ ấm và giám sát nhau bảo toàn con giống. Mỗi năm, các thành viên THT đã được hỗ trợ con giống quyên góp tiết kiệm mua thêm 5 con trao cho các hộ còn lại. Sau hơn 2 năm, 25 thành viên THT chăn nuôi bò sinh sản bản Chai đều có bò nuôi. Hiện nay, đàn bò đã tăng thêm 53 con, nâng tổng đàn của THT lên 78 con. Các chị đã hoàn trả lại vốn hỗ trợ ban đầu 100 triệu đồng cho chị Nguyễn Thị Kim Thúy.

Chị Vi Thị Yếng ở bản Chai, cho biết: Được hội phụ nữ cấp trên hỗ trợ 1 con bò, nay gia đình tôi đã có 3 con. Tôi với các chị em trong THT cùng nhau chăn dắt, chăm sóc bò sinh sản theo kiến thức, phương pháp được tập huấn. Chúng tôi vui và mong muốn nhiều chị em trong bản cũng được hỗ trợ theo hình thức này để cùng nhau giảm nghèo. Chị Lương Thị Sơ, Chủ tịch Hội LHPN xã Mường Chanh cho biết thêm: Khi mới vào THT, các thành viên đều là hộ nghèo. Chị em chăn nuôi theo tổ luôn thi đua chăm sóc bò nhà mình thật tốt, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, động viên nhau lúc khó khăn. Với cách làm trên, sau hơn 3 năm, THT đã có 23/25 hộ gia đình thoát nghèo.

Những năm qua, cùng với hỗ trợ nguồn vốn, con giống và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi theo quy mô liên kết các hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện Mường Lát đã thành lập 6 mô hình kinh tế tập thể, trong đó có 6 mô hình tổ hợp tác chăn nuôi do phụ nữ làm chủ, tạo động lực giúp nhiều hội viên phụ nữ thoát nghèo bền vững. Mô hình ngày càng có ý nghĩa thiết thực, lan tỏa khi nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số (Thái, Mông) đã có nhiều chuyển biến về ý thức lao động sản xuất vươn lên thoát nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ. Qua đó đã tác động đến các hộ khác trong bản cùng tiết kiệm, học hỏi nhau mua con giống, kỹ thuật chăm sóc để phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập. Đồng chí Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mường Lát cho biết: Nhờ áp dụng các kiến thức đã được tập huấn vào chăn nuôi, đồng thời có sự quản lý, theo dõi, giám sát chặt chẽ của hội phụ nữ cơ sở để duy trì đàn vật nuôi, chị em trong các tổ chăn nuôi đã thay đổi nhận thức, tập quán canh tác, phát huy nội lực, cùng nhau thi đua lao động sản xuất, gần gũi, chia sẻ giúp nhau trong cuộc sống vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc. Đây là mô hình hiệu quả rõ rệt sẽ được huyện hội nhân rộng ra các đơn vị khác trong thời gian tới.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]