(Baothanhhoa.vn) - Cơn bão số 3 kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới đã khiến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to trong các ngày từ mùng 1 đến mùng 4 - 8. Bên cạnh đó, lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về gây ngập úng, sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường giao thông quan trọng. Mưa lũ đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, nhất là trên địa bàn các huyện miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Cơn bão số 3 kết hợp với hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới đã khiến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to trong các ngày từ mùng 1 đến mùng 4 - 8. Bên cạnh đó, lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về gây ngập úng, sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường giao thông quan trọng. Mưa lũ đã gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, nhất là trên địa bàn các huyện miền núi.

Dồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Bản Sa Ná sau lũ. Ảnh: M.H

Ngay sau khi mưa lũ xảy ra, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, tìm kiếm người mất tích, sơ tán, di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; đồng thời, chỉ đạo các đoàn thể huy động lực lượng giúp đỡ các gia đình có nhà bị thiệt hại dọn dẹp, tu sửa nhà cửa hư hỏng, sớm ổn định đời sống nhân dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Trong các ngày mùng 4, mùng 5-8, trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, các đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp...; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đã có mặt kịp thời tại huyện Quan Sơn, Mường Lát, cũng như các huyện miền núi khác bị thiệt hại bởi mưa lũ, để chia sẻ, động viên, chỉ đạo lực lượng vũ trang và cấp ủy, chính quyền các địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ, tìm các phương án tối ưu để tiếp cận các bản còn bị cô lập, không để người dân bị thiếu đói.

Dồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Công an huyện Mường Lát giúp người dân sơ tán đến nơi an toàn. Ảnh: Đình Hợp

Tại huyện Quan Sơn, đến chiều ngày 5-8, vẫn còn 9 người đang mất thông tin liên lạc. Hiện nay, huyện vẫn tiếp tục duy trì lực lượng và phương tiện chia thành 3 mũi tiếp tục tìm kiếm người mất thông tin liên lạc trên toàn tuyến sông Luồng thuộc các xã Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn, Na Mèo. Trong công tác triển khai tìm kiếm cứu nạn, các đồng chí lãnh đạo yêu cầu các lực lượng vũ trang thành lập các tổ công tác, bao gồm, công an, quân đội, biên phòng, y tế và người dân địa phương vượt sông Luồng mang theo lương thực, thuốc chữa bệnh tiếp tế cho các bản bị chia cắt, cô lập. Sở Giao thông - Vận tải bố trí phương tiện, chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với các địa phương khắc phục sạt lở trên các tuyến Quốc lộ 217, 15C, 16, các tuyến đường tỉnh để bảo đảm giao thông thông suốt trong thời gian sớm nhất. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh hỗ trợ địa phương 293 áo phao cứu sinh phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn. Huyện Quan Sơn cũng đã phân công các đồng chí lãnh đạo, các phòng, ban, đặc biệt là lực lượng vũ trang trên địa bàn thành lập các đoàn trực tiếp xuống bản cứu trợ nhu yếu phẩm và hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Lực lượng chủ lực của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Quân khu IV cũng được phân công trực tiếp vào bản Sa Ná, xã Na Mèo để tiếp cận hỗ trợ người dân vùng bị cô lập. Đến sáng ngày 5-8, các lực lượng đã tiếp cận được với các bản bị cô lập và kịp thời vận chuyển nhu yếu phẩm, lương thực cần thiết cho người dân, giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Huyện Quan Sơn cũng huy động hơn 500 người thuộc các lực lượng quân sự, công an huyện, dân quân tự vệ và lực lượng thanh niên xung kích tại các xã, thị trấn tham gia công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Đồng thời, phân công 17 tổ công tác của huyện cùng với lực lượng cứu hộ của tỉnh trực tiếp vận chuyển phân phối các mặt hàng nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân bị ảnh hưởng của mưa, lũ trên địa bàn do tỉnh cấp hỗ trợ với số lượng 2.860 thùng mì tôm, 39 thùng lương khô, 519 thùng nước uống. Bộ Tư lệnh Quân khu IV hỗ trợ 200 triệu đồng tiền mặt, 1.000 kg lương khô, 1.345 thùng mì tôm; Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng hỗ trợ 5 tấn gạo.

Huyện đã tổ chức thăm hỏi, động viên kịp thời các gia đình bị thiệt hại, hỗ trợ cho 5 trường hợp được giải cứu an toàn, thăm hỏi chia buồn với các gia đình có người bị chết; đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của xã để cứu trợ kịp thời cho nhân dân bị thiệt hại; chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trực tiếp đến từng hộ gia đình, các bản cô lập, chia cắt thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cho nhân dân, huy động các lực lượng tại chỗ giúp người dân bị mất nhà bố trí ở cùng các hộ gia đình khác trong bản, từng bước ổn định sau đợt mưa lũ. Về công tác cảnh báo, di dời, sơ tán dân khỏi vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ ống, lũ quét, sau khi rà soát toàn bộ địa bàn về các vùng có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai, tổ chức cắm các biển cảnh báo; đồng thời, cương quyết tổ chức tiếp tục di dân, sơ tán, trong thời gian này đã di dời thêm 2 hộ tại bản Na Nghịu, xã Sơn Điện và bản Bo Hiềng, xã Na Mèo; sơ tán 7 hộ tại bản Sơn, xã Na Mèo. Hiện nay các tuyến đường bị sạt lở trên địa bàn cơ bản đã được thông tuyến. Lực lượng của Viettel đã nối lại thông tin liên lạc được với bản Sa Ná, xã Na Mèo.

Đối với huyện Mường Lát trong ngày 5-8, do thời tiết tạnh ráo hơn, vì vậy huyện đã tích cực đẩy nhanh công tác khắc phục hậu quả những thiệt hại do mưa lũ gây ra, trong đó tập trung giải tỏa các điểm chia cắt giao thông, kịp thời hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân.

Theo báo cáo của UBND huyện Mường Lát, tính đến 15 giờ chiều ngày 5-8, trên tuyến Quốc lộ 15C vẫn còn 20 điểm sạt lở gây ách tắc, chia cắt giao thông; tại km 78+850 thuộc địa bàn bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn có 1 cống đường bị cuốn trôi làm đứt gẫy đường với chiều dài 6m mặt, nền đường, gây tê liệt giao thông. Đây là điểm thiệt hại nặng nhất trên Quốc lộ 15C và sẽ mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được để thông tuyến.

Xã Mường Lý vẫn bị cô lập do sạt lở đường tỉnh 521D tại bản Cha Lan và bản Suối Loóng. Bản Ón, xã Tam Chung bị cô lập do các tuyến đường vào bản bị sạt lở, đất đá, bùn vùi lấp. Tại xã Mường Chanh, nước suối Xim, suối Lách dâng cao, chảy xiết gây cô lập các bản Chai, Lách, khu tái định cư bản Na Chừa. Đường tỉnh 521E qua xã Quang Chiểu vẫn còn 18 điểm sạt lở gây ách tắc giao thông và cô lập thêm 2 bản của xã Quang Chiểu, Mường Chanh. Tuyến đường từ thủy điện Tén Tằn đến bản Pùng có 14 điểm sạt lở. Tuyến đường từ bản Sáng đến cầu Na Chừa, xã Mường Chanh có 4 điểm sạt lở. Tại xã Trung Lý: Có 7 điểm sạt lở trên Quốc lộ 15C và 2 điểm trên tuyến Quốc lộ 16. Tại xã Mường Lý, còn 2 điểm sạt lở trên đường tỉnh 521D đoạn Chiềng Nưa đi trung tâm xã. Đến chiều ngày 5-8, đoạn đường đi các bản Trung Tiến 1, Ún, Trung Thắng, Sài Khao phát sinh thêm 4 điểm sạt lở gây ách tắc cục bộ...

Trong 2 ngày qua, các đơn vị quản lý giao thông đã phối hợp với huyện Mường Lát huy động trên 10 máy múc, cùng nhiều xe tải, hoạt động hết công suất để giải tỏa các điểm sạt lở gây chia cắt, ách tắc giao thông trên các tuyến đường. Tính đến 16 giờ ngày 5-8, tuyến Quốc lộ 15C đã thông đoạn từ Pá Quăn (km50) đến bản Kéo Hượn, xã Nhi Sơn (km75); từ thị trấn Mường Lát xuống đến bản Lốc Há (km83); từ km83 tại bản Lốc Há đến km112 tại cửa khẩu Tén Tằn; đường tỉnh 521E thông từ km0 đến km6.

Dồn lực khắc phục hậu quả mưa lũ

Lực lượng biên phòng tỉnh giúp người dân bản Sa Ná, xã Na Mèo (Quan Sơn) khắc phục thiệt hại sau lũ quét. Ảnh: Lê Hợi

Toàn huyện Mường Lát có 31 nhà dân bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%), gần 100 nhà bị thiệt hại nặng; 100 nhà bị bùn đất vùi lấp, ngập nước. Huyện cũng đã di dời 49 hộ thuộc diện khẩn cấp, 137 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở tới nơi an toàn. Cũng trong chiều ngày 5-8, UBND huyện Mường Lát đã tạm ứng, cấp gạo cho các hộ phải di dời nói trên, đồng thời có những sự hỗ trợ kịp thời để ổn định đời sống cho người dân.

Tính đến 16 giờ ngày 5-8, mưa lũ trên địa bàn huyện Mường Lát đã khiến 2 người tử vong, 1 người mất tích. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của huyện và các xã chủ động xuống các địa bàn được phân công, phụ trách cùng với đảng ủy, chính quyền địa phương cùng các ban, ngành, đoàn thể đang tiến hành khắc phục, sơ tán người dân ra khỏi những vị trí nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở cao. Huy động máy móc, phương tiện tiến hành khắc phục sạt lở để giao thông sớm thông suốt. Lực lượng chức năng huyện, xã đang tiếp tục tổ chức tìm kiếm ông Bùi Văn Hoạt bị mất tích. UBND huyện Mường Lát cũng đã chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với chính quyền địa phương đến chia buồn, động viên gia đình có người chết do thiên tai; đồng thời, hỗ trợ gia đình số tiền 5,4 triệu đồng theo quy định... Bộ đội Biên phòng tỉnh đã điều động 40 chiến sĩ phối hợp với huyện Mường Lát và huyện Quan Sơn tìm kiếm, cứu hộ người bị nạn. Sở Giao thông - Vận tải đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị tập trung thi công khắc phục, bảo đảm giao thông trên các tuyến đường trọng yếu bị ách tắc. Chiều ngày 5-8, Sở Công Thương đã cứu trợ khẩn cấp 2.000 thùng mì tôm cho bà con huyện Mường Lát. Tính đến 16 giờ ngày 5-8, trên địa bàn 2 huyện Mường Lát và Quan Sơn hiện còn 10 bản, 858 hộ với 3.594 khẩu bị cô lập, chia cắt tại 4 xã, gồm Mường Chanh, huyện Mường Lát (3 bản); các xã Na Mèo, Sơn Điện, Sơn Thủy, huyện Quan Sơn (7 bản).

Các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc..., đã triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp phòng chống thiên tai, nhất là công tác di dân ở những nơi có nguy cơ cao gây sạt lở. Hiện các địa phương đang huy động nhân lực, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, sớm ổn định đời sống, khôi phục sản xuất...

Với sự chỉ đạo kịp thờ, quyết liệt của các đồng chí lãnh đạo tỉnh; sự vào cuộc trách nhiệm của các sở, ban, ngành; sự nỗ lực của các huyện, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; cùng với sự cứu trợ, hỗ trợ của tỉnh, các địa phương, cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm đã và đang đến với nhân dân vùng lũ, tin tưởng các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ sớm ổn định cuộc sống.

Thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh

Người chết: 5 người (huyện Mường Lát 2 người; huyện Quan Sơn 3 người); mất tích 10 người (huyện Mường Lát 1 người, huyện Quan Sơn 9 người), bị thương 5 người trên địa bàn huyện Quan Sơn. Nhà bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%) 76 nhà, nhà bị thiệt hại rất nặng (50-70%) 66 nhà, nhà bị thiệt hại một phần (dưới 30%) 312 nhà, nhà bị ngập: 1.242 nhà, phải di dời khẩn cấp 59 hộ. Số điểm trường bị ảnh hưởng 14 điểm, 1 trạm y tế xã bị ngập; nhà văn hóa thôn/bản bị sập hoàn toàn 2 cái và bị sạt lở gây hư hỏng 3 cái. Diện tích lúa bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%) 136,1 ha, diện tích lúa bị ngập 930,62 ha...

Về giao thông, sạt lở taluy dương, sa bồi với khối lượng khoảng 168.000m3 tại hơn 340 vị trí, gây tắc 97 vị trí trên các tuyến Quốc lộ 15C, 16, 217, 47 thuộc địa bàn 4 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân. Đến cuối giờ chiều ngày 5 – 8, còn tắc 29 vị trí trên Quốc lộ 15C (13 vị trí), Quốc lộ 16 (16 vị trí). Ngoài ra, nhiều tuyến đường tỉnh trên địa bàn các huyện miền núi cũng bị sạt lở gây ách tắc giao thông.

Nhóm PV Thời sự


Nhóm PV Thời Sự

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]