(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai tích cực, quyết liệt, tốc độ tăng trưởng GRDP hằng năm đạt trên 9%, năm 2018 đạt 13,1%. Tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi luôn cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh, trong đó 7 huyện nghèo cao gấp 2,1 lần  bình quân chung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5,5%/năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đổi thay ở miền Tây

Với nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai tích cực, quyết liệt, tốc độ tăng trưởng GRDP hằng năm đạt trên 9%, năm 2018 đạt 13,1%. Tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi luôn cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh, trong đó 7 huyện nghèo cao gấp 2,1 lần bình quân chung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5,5%/năm.

Đổi thay ở miền Tây

Mô hình ươm cây vầu giống của gia đình chị Lò Thị Lan ở bản Hậu, xã Tam Lư (Quan Sơn). Ảnh: Việt Linh

Cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh có tổng diện tích tự nhiên trên 8.500km2 (chiếm khoảng ¾ diện tích toàn tỉnh), dân số hơn 1,1 triệu người, có 7 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn 11 huyện miền núi và 7 huyện giáp ranh. Thực hiện các chủ trương, chính sách miền núi, dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, nhất là Nghị quyết số 24–NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc, cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi – miền Tây Thanh Hóa đã và đang có nhiều đổi thay rõ rệt.

Giúp người dân xóa đói, nghèo và làm giàu

Gia đình chị Lò Thị Lan ở bản Hậu, xã Tam Lư nhiều năm nay đã có thu nhập cao từ việc đi tiên phong trong thực hiện thâm canh cây vầu, phục tráng rừng vầu - cây xóa đói, giảm nghèo và giúp người dân làm giàu ở huyện biên giới Quan Sơn. Bình quân hàng năm nguồn thu từ vườn ươm 4.000 bầu vầu và 5 ha rừng vầu, kết hợp chăn nuôi mang lại cho gia đình chị khoảng 360 triệu đồng. Chị Lan cho biết: Để khắc phục việc rừng vầu bị khai thác bừa bãi, nghèo kiệt, suy thoái, huyện đã thực hiện đề án phục tráng, thâm canh cây vầu ở Tam Lư và gia đình chúng tôi được chọn làm thí điểm. Đến nay gia đình tôi là một trong những hộ cung cấp vầu giống cho bà con trong xã và các huyện lân cận. Hiện nay gia đình tôi đang được các cán bộ huyện giúp đỡ trồng thử nghiệm cây sa nhân. Nếu thành công, sẽ mở ra hướng sản xuất hàng hóa mới, phát triển vùng trồng cây dược liệu, tăng thêm nguồn thu.

Cuộc sống của gia đình chị Lò Thị Lan cũng như bà con các dân tộc thiểu số ở Tam Lư (Quan Sơn) và nhiều xã miền núi khác ở miền Tây Thanh Hóa đang từng ngày “thay da, đổi thịt” từ khi Đảng, Nhà nước quan tâm dành nhiều chính sách, chương trình mục tiêu, dự án lớn nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng miền núi, dân tộc, cải thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con.

Đầu năm 2019 này, xã Tam Lư đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Theo Chủ tịch UBND xã Tam Lư Vi Văn Piên cho biết, trong hơn 7 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, xã đã huy động được nguồn lực hơn 117,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, trong đó nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu của Nhà nước là rất lớn, bên cạnh đó có sự quyết tâm, nỗ lực rất cao của bà con nhân dân đóng góp 37,5 tỷ đồng để xây dựng NTM. Đặc biệt, để giúp bà con đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông - lâm nghiệp, xây dựng NTM, huyện đã tăng cường cán bộ huyện về xã, thôn, bản giúp bà con xây dựng các mô hình sản xuất kinh tế hàng hóa, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, giá trị kinh tế của cây trồng, vật nuôi. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 30,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm xuống chỉ còn 6,4%, hộ cận nghèo 25%. 100% đường trục xã đã được đầu tư xây dựng kiên cố bằng nhựa, bê tông xi măng; 83% đường trục thôn, bản, liên thôn và 72% đường trục chính nội đồng đã được cứng hóa; 6/6 thôn, bản trong xã có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao cộng đồng, xã có hội trường đa năng. Điều đáng phấn khởi là tư tưởng, tư duy của nhân dân cũng đang được thay đổi, bà con đã tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt lạc hậu, phát huy được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Đưa nghị quyết vào cuộc sống

Để cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết số 24–NQ/TW của Trung ương vào cuộc sống, trong 15 năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển toàn diện nhằm phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ở khu vực miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, như Nghị quyết số 05 về lãnh đạo xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh các xã biên giới; Nghị quyết số 09 – NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Kết luận 50–KL/TU về phát triển đảng viên và chi bộ đảng ở thôn bản vùng sâu, vùng xa, Dự án ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Mông, huyện Mường Lát... Từ đó nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về công tác dân tộc ngày càng được nâng lên. Nhiều đơn vị sở, ngành cấp tỉnh, các huyện miền xuôi đã nhận giúp đỡ, hỗ trợ, đỡ đầu các thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn ở miền núi.

Chỉ tính từ năm 2014 đến 2018, tổng huy động vốn đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ sở hạ tầng (điện, giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế...) đạt khoảng 80 nghìn tỷ đồng, tăng 3,25% so với giai đoạn 2000 – 2004. Nhiều dự án có quy mô lớn, có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương như: Đường nối các huyện ở Tây Thanh Hóa (350 km), mở rộng, nâng cấp đường Hồi Xuân – Tén Tằn, Quốc lộ 217, 47, Thủy điện Cửa Đặt, Trung Sơn, Bá Thước 1, Bá Thước 2, hồ Vụng Vả, hồ Khe Thoong, đập Na Tao... Đến năm 2018, toàn vùng cơ bản không còn hộ đói. 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm; có 88,5% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 84,5% hộ gia đình được sử dụng nước hợp vệ sinh. Mạng lưới trường lớp ở khu vực miền núi đã phát triển ổn định. Tỷ lệ phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi đạt 100%, 100% đạt chuẩn phổ cập tiểu học ở mức độ 3. Mạng lưới y tế cơ sở, trang thiết bị khám, chữa bệnh, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc và miền núi được quan tâm, chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến cơ sở được nâng lên. Hiện toàn vùng có 11 bệnh viện huyện, 8 phòng khám khu vực, 196 trạm y tế xã/2.532 giường bệnh, 100% thôn, bản có nhân viên y tế. Số hộ được xem truyền hình, đài phát thanh đạt tỷ lệ 98% trở lên. Đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao hơn. An ninh quốc phòng được giữ vững.

Xác định công tác cán bộ là khâu then chốt có tác động tích cực đến việc đưa nghị quyết của đảng vào cuộc sống hiệu quả, trong những năm qua các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở, chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ; thu hút người có trình độ đại học về công tác tại xã, thị trấn, bố trí đội viên Dự án 600 về làm phó chủ tịch UBND xã ở các huyện nghèo. Cùng với đó, các cấp ủy, tổ chức đảng đã chú trọng công tác phát triển đảng viên trong đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng cơ sở không có tổ chức đảng, đảng viên. Hiện 100% các thôn, bản đều có chi bộ, không có thôn bản trắng đảng viên.

Với nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai tích cực, quyết liệt, tốc độ tăng trưởng GRDP hằng năm đạt trên 9%, năm 2018 đạt 13,1%. Tốc độ giảm nghèo ở các huyện miền núi luôn cao hơn 1,7 lần bình quân chung toàn tỉnh, trong đó 7 huyện nghèo cao gấp 2,1 lần bình quân chung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 5,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người tăng 13,1 triệu đồng so với giai đoạn 2001-2005 (giai đoạn 2001–2005 bình quân đạt 2,9 triệu đồng/người/năm; giai đoạn 2015 – 2017 bình quân đạt 16 triệu đồng/người/năm). Đã có 1/7 huyện (huyện Như Xuân) thoát khỏi diện huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, có 17,4% xã đặc biệt khó khăn và 8,12% thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn theo tiêu chí quy định. Có 33 xã và 35 thôn, bản đạt chuẩn NTM.

Nhìn lại 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24–NQ/TW, Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, có bước tiến dài. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, nhìn chung vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc Mông vẫn là vùng còn nhiều khó khăn nhất cả tỉnh. Tốc độ tăng trưởng thiếu bền vững, thu nhập bình quân đầu người giữa miền núi và miền xuôi còn có sự chênh lệch cao. Do đó trong thời gian tới tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 24, cần tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 24–NQ/TW để rút ra những bài học kinh nghiệm từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đánh giá đúng những hạn chế, tồn tại để xây dựng các giải pháp khắc phục. Về giải pháp lâu dài, cần phải quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư hợp lý, góp phần ổn định đời sống, sản xuất của người dân gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh biên giới, cần có một đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, bảo đảm kết nối vùng, thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh ở khu vực này; đồng thời có cơ chế đặc thù, nhất là vùng đồng bào dân tộc Mông để thực hiện các chương trình, đề án chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Việt Linh


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]