(Baothanhhoa.vn) - Đời làm báo có lúc vui, lúc buồn thế đó. Quan trọng là mình giữ được cái tâm trong sáng, đừng len lỏi cái tôi vào bài báo. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đời làm báo và những bài báo đáng nhớ

Đời làm báo có lúc vui, lúc buồn thế đó. Quan trọng là mình giữ được cái tâm trong sáng, đừng len lỏi cái tôi vào bài báo.

Đời làm báo và những bài báo đáng nhớ

Niềm vui của bà con bản Hạ Sơn trong ngày khánh thành nhà văn hóa (tháng 4-2006). Ảnh: T.L

Đầu năm 1969, từ một nhà giáo, tôi được chọn về làm báo. Lúc đó, cơ quan “Báo Thanh Hóa đổi mới” đang ở nơi sơ tán: Xóm 4, xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn. Về cơ quan khoảng hơn một tháng, tôi được cử đi dự cuộc họp Đoàn thanh niên toàn tỉnh phát động đợt thi đua của tuổi trẻ theo gương “Na Sơn nổi lửa”. Cuộc họp diễn ra trên núi Mốc của huyện Triệu Sơn, người chủ trì là ông Nguyễn Văn Giá, quyền Bí thư tỉnh đoàn. Là phóng viên trẻ lại được mời lên ngồi bàn đầu cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các ngành, tôi vô cùng bối rối. Nhưng được cái toàn bộ nội dung hội nghị tôi đã thể hiện rõ nét trong bản tin. Nhà báo, nhà văn Trần Hiệp mà chúng tôi xem như người thầy, người anh, người bạn thân thiết đã nhận xét: “Vạn sự khởi đầu, chú viết tạm được, đủ ý, nhất là cái cốt lõi của bản tin”.

Ngành thương nghiệp phân phối cho cơ quan mấy cái xe đạp, tôi được một cái xe Thống Nhất. Xe chỉ có 305 đồng mà tôi lấn cấn bởi lương tháng chỉ được 45 đồng. Thế là có xe rong ruổi dặm trường của đời làm báo. Khi tỉnh ta mở tuyến đường Hồi Xuân - Tén Tằn, trong đó có cầu treo Nam Động, tôi một mình một xe đi đến công trường xây dựng. Mệt mà vui. Ông Tào, lúc đó là Trưởng ty Giao thông vận tải nói: “Nhà báo cũng vất vả đấy! Mai để xe đạp lên xe tải về cùng tôi”. Thời gian cầu phao Ghép bị đứt, bao nhiêu phà phải tập trung để đảm bảo giao thông trên Quốc lộ 1A, ban biên tập giao cho tôi phải viết khoảng 15 bài báo. Tôi đi thực tế rồi về làm bản tường trình lên trực xuất bản. Đồng chí Phó Tổng Biên tập trực xuất bản đồng ý với tôi chỉ viết từ 3 - 5 bài, dành đất cho các vấn đề khác của đời sống kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Các đồng chí nhắc tôi vấn đề chất lượng và thông tin đầy đủ, súc tích trong từng bài báo.

Cơ quan giao trách nhiệm cho tôi phụ trách từ Hà Trung lên Thạch Thành. Tôi về Hà Trung thì nhận được bản kết luận của Thanh tra tỉnh về thu - chi ngân sách của huyện Hà Trung. Tôi tìm hiểu thêm tình hình và đi đến những nơi mà Thanh tra tỉnh đã chỉ ra sai phạm. Trở về, tôi viết bài “Những sai phạm trong thu - chi ngân sách ở Hà Trung”. Bài phóng sự điều tra đó, đồng chí Tổng Biên tập gọi tôi lên nhắc: “Anh có chắc chắn bài báo đó là sự thật?”. Tôi cam đoan là đúng. Bài báo được in đậm nét trên trang đầu tờ báo, xuất bản ra hôm trước thì ba hôm sau, tôi nhận được 30 lá thư của cán bộ chủ chốt, đảng viên, nhân dân Hà Trung đều công nhận bài báo nói đúng, nói thật. Và vui thay, báo ra đúng một tháng, Chủ tịch huyện Hà Trung lúc ấy là ông Cù Đình Hiền bị điều lên tỉnh và phân công về làm nhân viên Sở Tài chính.

Một lần khác, tôi đi thực tế về vùng mía phía bắc có liên doanh mía đường Việt - Đài. Tôi về viết 2 bài. Bài thứ nhất “Làng Mục Long (xã vùng cao Thành Minh) - Làng nghèo tới đáy”. Có nghĩa tổng thu nhập của làng, chia đều cho đầu người chỉ được 169 đồng/người/ngày. Người dân ở đây bán sắn non, ngô non, lúa rẫy non và những ruộng mía non để “uống rượu”. Ông trưởng làng đi từ sườn đồi bên này sang sười đồi bên kia lúc về đến nhà người đã say mềm. Gặp tôi, ông nói: “Nói cán bộ nhà báo thông cảm, đến nhà dân mà không uống, người ta bảo mình xa dân, mà uống vào thì... tôi phải dán chỉ thị, nghị quyết lên vách cho con em họ đến đọc, nói ở hội nghị có ai nghe đâu, đến đã say, ngồi ngủ gật còn nghe gì... Thế đấy!”. Bài báo thứ hai trong chuyến đi ấy là bài phóng sự “Chuyện cây mía Thành Yên”. Bài báo ra được 1 tháng thì Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp phối hợp thành lập đoàn kiểm tra cây mía ở huyện Thạch Thành. Đồng chí Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập nhận được lá đơn của một cán bộ tài chính huyện, bà Trịnh Thị Mai kiện tôi tội vu khống. Đồng chí Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập đưa tôi lá đơn đó: “Anh nghiên cứu rồi trả lời”. Tôi nói: “Cho phép tôi được đăng nguyên văn lá đơn và nguyên văn bản kết luận thanh tra”. Đồng chí Tổng Biên tập sau một hồi trầm ngâm suy nghĩ rồi gật đầu đồng ý. Bài báo được đăng. Tôi lên huyện được Bí thư Huyện ủy và Chánh phó Chủ tịch tiếp chuyện. Tỉnh có chính sách giúp đỡ dân khai hoang trồng mía nguyên liệu, mỗi ha được nhận 1 triệu đồng. Thế mà dân chỉ nhận được 970.000 đồng. Còn 30.000 đồng, huyện - xã chia nhau (huyện 17.000 đồng, xã 13.000 đồng). Bí thư huyện hứa sẽ chỉ đạo trả lại cho dân đúng chính sách, xã nào sử dụng sai mục đích cứ phải trả lại cho dân.

Đời làm báo có lúc vui, lúc buồn thế đó. Quan trọng là mình giữ được cái tâm trong sáng, đừng len lỏi cái tôi vào bài báo. Đi cơ sở để viết bài, đừng ngồi nhà gọi điện thoại. Quan báo là ở đó chứ đâu xa. Cơ sở người ta xem thường. Quốc hội đã ban hành “Luật Báo chí”; Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra những quy chuẩn về đạo đức người làm báo - đó là cái gậy tốt cho chúng ta theo nghiệp làm báo.

Nguyễn Tuấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]