(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, trên địa bàn TP Thanh Hóa, phương tiện tham gia giao thông tăng cao, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được, dẫn đến xảy ra ùn tắc giao thông, nhất là vào những ngày nghỉ, ngày tết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đi tìm giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa

Đi tìm giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa

Vào giờ cao điểm trên tuyến đường Lê Quý Đôn, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông.

Những năm gần đây, trên địa bàn TP Thanh Hóa, phương tiện tham gia giao thông tăng cao, trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được, dẫn đến xảy ra ùn tắc giao thông, nhất là vào những ngày nghỉ, ngày tết.

Ngoài ra, nhiều tuyến đường giao thông, các điểm giao cắt giao thông, biển báo hiệu giao thông đường bộ,... còn nhiều bất cập, nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Các chuyên gia giao thông, cán bộ làm công tác giao thông – vận tải (GTVT) có kinh nghiệm của Sở GTVT cho rằng, để thực hiện có hiệu quả việc chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Thanh Hóa, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, có những giải pháp thực hiện được ngay, nhưng có giải pháp nhiều năm nữa mới thực hiện được. Sở GTVT đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Trước hết, thực hiện tốt công tác phân luồng, kiểm soát phương tiện vào trung tâm thành phố; phân làn trên một số trục chính đô thị phù hợp thực tế để tăng tốc độ lưu thông tối đa cho phép; giảm bớt giao cắt, xung đột và tăng khả năng thông hành tại các giao lộ (như việc lắp đặt đảo giao thông, dải phân cách cứng để biến ngã tư thành ngã ba...). Điều chỉnh số lượng và bề rộng làn xe trên một số tuyến có mật độ giao thông cao; rà soát, lắp đặt các biển báo giao thông đường bộ, kẻ vạch sơn phân làn, lắp các đèn tín hiệu phụ cho rẽ phải. Tăng khả năng điều tiết luồng giao thông qua việc hoàn thiện trục đường vành đai 1 như việc nối thông đường Đội Cung – Hàm Nghi, trục Đại lộ Đông Tây,... tạo điều kiện liên thông giữa các tuyến, giảm tải cho các trục chính, như Đại lộ Lê Lợi, Quốc lộ 1A qua trung tâm thành phố, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Tự... Xây dựng các phương án điều tiết giao thông, hiệu chỉnh pha đèn tại các nút giao để nâng cao năng lực phục vụ của các nút giao và tuyến đường. Cải tạo, sửa chữa, bổ sung lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao có mật độ giao thông lớn trên các trục Đại lộ Lê Lợi, Quốc lộ 1A qua trung tâm thành phố, Lê Lai, Nguyễn Trãi, đường CSEDP, Đại lộ Đông Tây...

Xây dựng đề án thành lập Trung tâm đèn tín hiệu (hoặc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị, hoặc tích hợp vào đơn vị quản lý hệ thống camera tại Công an tỉnh). Tổ chức giao thông theo “làn sóng xanh” được thực hiện trên một trục đường ưu tiên và có điều khiển đèn tín hiệu. Hệ thống đèn tín hiệu được điều khiển tự động để có các pha đèn thích hợp bảo đảm cho dòng giao thông trên tuyến ưu tiên sẽ được đi liên tục mà không phải dừng chờ đèn đỏ ngay sau khi phải dừng chờ ở nút giao đầu tuyến. Mô hình này làm tăng năng lực thông qua của tuyến ưu tiên (thường là tuyến đông nhất) và nhờ đó sẽ giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, mô hình này chỉ có tác dụng nhất định tại các nút giao trên tuyến ưu tiên đó, không có tác dụng ở cấp mạng lưới. “Làn sóng xanh” chỉ áp dụng được khi có hệ thống đèn tín hiệu điều khiển tập trung (từ tủ điều khiển trung tâm) và đồng thời phải có điều tra dòng giao thông để điều chỉnh kịp thời theo các khung giờ khác nhau hoặc phải có các thiết bị cảm biến dòng giao thông để điều chỉnh pha đèn tự động theo thực tế dòng giao thông. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị là giải pháp quan trọng, có thể giải quyết đáng kể các nguy cơ ùn tắc. Tuy nhiên, giải pháp về kết cấu hạ tầng cũng có giới hạn nhất định và chỉ phù hợp với một nhu cầu giao thông nhất định (gắn với mật độ dân cư, mật độ xây dựng và tỷ lệ sở hữu phương tiện giao thông cá nhân). Nếu không kiểm soát được mật độ xây dựng và mật độ dân cư thì hạ tầng dù có được đầu tư thì cũng không bao giờ đáp ứng được nhu cầu đi lại luôn có xu hướng gia tăng ở nhưng nơi có điều kiện hạ tầng tốt. Ngoài ra, các giải pháp phát triển hạ tầng cũng phải gắn liền với tổ chức giao thông tốt để chủ động điều tiết các dòng giao thông theo hướng đạt năng lực thông qua cao nhất. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị bắt đầu bằng những giải pháp ngắn hạn, dễ thực hiện (yêu cầu vốn đầu tư không cao), đến các giải pháp lâu dài và bền vững hơn nhưng yêu cầu vốn đầu lớn.

Với những nút giao có hè rộng từ 7m trở lên, có thể thiết kế rẽ phải cho ô tô với bề rộng 3,5m đến 3,75m.Với những nút giao hè rộng khoảng 4m đến 5m có thể xem xét bố trí làn rẽ cho riêng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp với bề rộng tối thiểu là 1,5m. Giải pháp này là tối ưu cho việc giải quyết ùn tắc giao thông trong thời gian ngắn hạn, trước mắt. Đồng thời, hoàn thành quy hoạch bãi đỗ xe công cộng toàn thành phố để bố trí dành quỹ đất. Ưu tiên sử dụng các quỹ đất chuyển đổi từ bến xe cũ (đã di dời đi hoặc được quy hoạch di dời). Xây dựng và ban hành quy định về quản lý, công bố và khai thác bãi đỗ xe công cộng) theo Luật Giao thông đường bộ và Điều 56, Thông tư 63/2016/TT-BGTVT của Bộ GTVT làm căn cứ kêu gọi đầu tư bãi đỗ xe. Tổ chức giám sát chặt chẽ mật độ xây dựng theo quy hoạch và việc bố trí đủ chỗ đỗ xe, tổ chức giao thông ra, vào nơi đỗ xe của các công trình xây dựng mới theo đúng quy chuẩn xây dựng về không gian đỗ xe. Tiếp tục rà soát và tổ chức sơn kẻ vạch cho phép đỗ xe trên hè phố rộng, lòng đường đủ điều kiện an toàn, tiến tới tổ chức trông giữ và thu phí đỗ xe theo thời gian. Linh hoạt sử dụng nhiều hình thức bãi đỗ xe phù hợp điều kiện mặt bằng đất đai; như bãi đỗ tập trung, bãi đỗ xen kẹt, bãi đỗ nhiều tầng, bãi đỗ tự động kết hợp với công nghệ thông tin về tổ chức đỗ xe... Rà soát công suất hệ thống bến xe khách trên địa bàn thành phố để điều tiết phân luồng vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh phù hợp, hạn chế các phương tiện đi xuyên tâm và chồng chéo luồng tuyến. Xây dựng và ban hành khung giá dịch vụ trông giữ phương tiện cá nhân (ô tô con, xe mô tô, xe máy); tiến hành thu phí theo hướng tăng lũy tiến theo thời gian và theo khu vực sau năm 2020.

Một vấn đề quan trọng nữa là việc lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ không gây ùn tắc trực tiếp nhưng có thể gây ùn tắc gián tiếp thông qua việc thu hút người đi đường vào vị trí bị lấn chiếm trong trường hợp lấn chiếm để kinh doanh các dịch vụ dọc đường, như bán hàng, ăn uống, xăng dầu, rửa xe... Vì vậy, đối với các tuyến quốc lộ ngoài đô thị, tuyến tránh, vành đai, cần tiếp tục thực hiện công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ theo các quy định pháp luật đã ban hành và theo các chương trình, đề án của Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải ưu tiên cao việc kiểm tra, chấn chỉnh lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tại các vị trí có nguy cơ ùn tắc giao thông thường xuyên, cục bộ, như: Nút giao, gầm cầu, cổng trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện... Tại các trường tiểu học, THCS, nếu hè phố, lòng đường đủ điều kiện an toàn thì bố trí các điểm đỗ xe phục vụ đưa đón học sinh vào giờ cao điểm, kết hợp với các giải pháp tổ chức, hành chính (giải pháp phi hạ tầng). Khi các bãi đỗ xe công cộng dần hình thành, thành phố cần giảm dần việc cho phép trông giữ xe ô tô, xe mô tô, xe máy trên vỉa hè, lòng đường tại các tuyến phố thuộc các phường trung tâm; tiến tới cấm sử dụng vỉa hè để trông giữ xe ô tô, xe mô tô, xe máy và chỉ dành vỉa hè cho người đi bộ.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]