Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tạo việc làm cho nhiều hội viên, phụ nữ nông thôn huyện Hà Trung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình gắn với giải quyết việc làm

(THO) - Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của tổ chức hội trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, phụ nữ và trẻ em gái, trong công tác tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực (PCBLGĐ) thực sự có hiệu quả, các cấp hội đã có nhiều giải pháp, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho hội viên, phụ nữ và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nhất là Chỉ thị 49/CT-TW về xây dựng gia đình trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước; Luật PCBLGD; Luật Hôn nhân và Gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em...

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tạo việc làm cho nhiều hội viên, phụ nữ nông thôn huyện Hà Trung.

Qua các hoạt động tuyên truyền, truyền thông cho thấy một trong những nguyên nhân chính của bạo lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”. Từ đó, giúp cho người dân, phụ nữ, nam giới, khắc phục những tồn tại, thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình. Đề cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam, không phân biệt địa vị, vai trò của phụ nữ với nam giới trong gia đình, luôn tạo niềm tin vững chắc cho các thành viên trong gia đình, giúp con, em tự tin, tích cực học tập, không sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp luật... Các cấp hội phụ nữ đã tích cực tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện luật tại các đơn vị; chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều mô hình hoạt động cụ thể mang lại hiệu quả, như: Sinh hoạt lồng ghép tổ nhóm hoặc câu lạc bộ (CLB) phụ nữ về vấn đề bình đẳng giới; xây dựng và nhân rộng các mô hình: CLB gia đình hạnh phúc, bền vững; nhóm PCBLGĐ; địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; đường dây nóng; tổ hòa giải... Phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động, nắm tình hình và tham gia giải quyết các vụ bạo lực gia đình có liên quan đến phụ nữ, trẻ em xảy ra trên địa bàn. Quan tâm củng cố, xây dựng và trang bị kiến thức về công tác gia đình - xã hội, luật và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến PCBLGĐ... cho đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên của hội làm tốt công tác tuyên truyền. Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh đã tham mưu và thực hiện nhiều dự án, đề án lồng ghép góp phần chung tay cùng cấp ủy, chính quyền, các ngành hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.

Khi có bạo lực gia đình xảy ra tại địa bàn dân cư, dù ở mức độ nghiêm trọng hay không, cán bộ hội phụ nữ tại cơ sở đều phải có mặt để nắm bắt, xác minh sự việc, tiến hành hòa giải cho các thành viên gia đình hoặc tư vấn, hướng dẫn người bị bạo lực viết đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp có ý kiến với các ban, ngành chức năng bảo vệ quyền lợi cho người bị bạo lực, thể hiện vai trò đại diện của tổ chức hội và báo cáo hội cấp trên xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ giải quyết. Với cách làm trên, nhiều tổ chức hội cơ sở đã làm tốt công tác hòa giải, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình. Trong 10 năm (2008 - 2018), các cấp hội đã tiếp nhận 1.106 đơn thư các loại, phối hợp giải quyết 638 đơn thư, chuyển các cơ quan có thẩm quyền xử lý 468 đơn thư; 5.741 vụ việc ở cơ sở được hòa giải thành công. Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 1.300 địa chỉ tin cậy, các nạn nhân bị bạo lực gia đình tìm đến địa chỉ tin cậy hầu hết đều được tư vấn, hòa giải thành công; duy trì và phát huy có hiệu quả các mô hình CLB, như: “Gia đình hạnh phúc”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Không sinh con thứ 3”, “Liên thế hệ tự giúp nhau”, “Phụ nữ tự tin - tự trọng - trung hậu - đảm đang”, “Phụ nữ với pháp luật”, “Trợ giúp pháp lý”, “Giáo dục sớm cho trẻ”... Việc lồng ghép nội dung PCBLGĐ vào các phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc”,... góp phần giảm tình trạng tảo hôn, ly hôn, bạo lực gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thực tiễn vẫn còn những hạn chế trong công tác tuyên truyền và thực hiện Luật PCBLGĐ. Thời gian tới, cần có chiến dịch dài hạn về truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho cán bộ các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, đặc biệt là lãnh đạo địa phương về bình đẳng giới và PCBLGĐ; chú trọng nhiều đến sự tham gia của nam giới cũng như của trẻ em về nâng cao nhận thức về Luật Bình đẳng giới, Luật PCBLGĐ; chú trọng kiểm tra, giám sát thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong PCBLGĐ. Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ hội để thực hiện công tác tuyên truyền phải gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho hội viên. Khi đời sống hội viên được nâng lên và hội viên, phụ nữ làm chủ được cuộc sống sẽ góp phần hạn chế tình trạng bạo lực gia đình.

Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh, năm 2008, toàn tỉnh xảy ra 4.378 vụ bạo lực gia đình, năm 2013 là 2.448 vụ, năm 2017 giảm xuống còn 1.136 vụ. Tính chất các vụ việc cũng ngày một giảm, không phức tạp.

Bài và ảnh: Minh Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]