(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những hệ lụy tiêu cực làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính và làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng (NTD) đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hiện nay, vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là một trong những hệ lụy tiêu cực làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính và làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng (NTD) đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính.

Đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại cơ sở kinh doanh thuộc thị trấn Thường Xuân.

Ví như, tình trạng lẫn lộn giữa thực phẩm rau, củ, quả có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng với rau, củ, quả an toàn được cung cấp nguồn gốc rõ ràng trên thị trường, khiến cho nhiều NTD không thể phân biệt và lựa chọn sản phẩm an toàn. Đối với các mặt hàng đồ điện, điện tử gia dụng thì càng phức tạp hơn vì hàng nhập lậu, hàng sản xuất trong nước chất lượng kém gắn mác nước ngoài vẫn trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt, NTD mua hàng do các tổ chức bán hàng đa cấp đi đến các thôn, bản, phường, xã bán, thường mua phải những sản phẩm kém chất lượng và chịu thiệt thòi cay đắng...

Trước thực trạng trên, từ nhiều năm nay, cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hành động thiết thực nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền lợi NTD. Trong đó, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Thanh Hóa thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền lợi NTD; tổ chức các buổi tư vấn, hướng dẫn người dân nhận biết hàng thật, hàng giả, hàng nhái khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ cũng như các biện pháp để tự bảo vệ mình trong trường hợp bị xâm hại quyền lợi. Phối hợp giải quyết những trường hợp mua hàng thiếu định lượng và hàng bán cho NTD không có tính năng như quảng cáo... Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) tỉnh tích cực tham mưu cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ban hành các văn bản tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực TCĐLCL; phối hợp với ngành chức năng tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị sản xuất, kinh doanh nâng cao trách nhiệm ý thức chấp hành pháp luật, thực hiện và chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về TCĐLCL. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức thanh, kiểm tra về TCĐLCL sản phẩm hàng hóa, chủ động ngăn chặn các hành vi vi phạm TCĐLCL sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, trong năm 2019, chi cục đã phối hợp với đơn vị liên quan tổ chức 15 cuộc kiểm tra về TCĐLCL, gồm 6 cuộc kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; 1 cuộc khảo sát, kiểm tra đặc thù, đột xuất về TCĐLCL xăng dầu theo Kế hoạch số 168/KH-UBND, ngày 30-7-2019 của Chủ tịch UBND tỉnh và 8 cuộc kiểm tra về thi hành pháp luật về đo lường tại 144 cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm 6 cơ sở với số tiền phạt trên là 113 triệu đồng.

Cùng với công tác thanh, kiểm tra về chất lượng hàng hóa, trong năm, Chi cục TCĐLCL cũng đã thực hiện đánh giá chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn cho 31 sản phẩm sữa của Nhà máy Sữa Lam Sơn. Tổ chức kiểm tra, kiểm định hàng nghìn phương tiện đo sử dụng trong các hoạt động kinh doanh, thương mại bán lẻ, thăm khám sức khỏe cộng đồng... Qua thống kê, năm 2019, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật TCĐLCL, thuộc Chi cục TCĐLCL đã kiểm định 7.961 phương tiện đo các loại, như: Xi téc ôtô, cột đo nhiên liệu, cân bàn đến 3.000 kg, cân phân tích và cân kỹ thuật, cân vàng bạc, công tơ điện...; thử nghiệm 2.905 mẫu chất lượng; kiểm định đối chứng đồng hồ đo nước với Công ty CP Cấp nước Thanh Hóa... Thông qua các hoạt động trên, ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về TCĐLCL của các tổ chức, cá nhân đã được nâng lên rõ rệt, các hiện tượng gian lận thương mại do vi phạm các quy định về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể, góp phần bảo vệ quyền lợi NTD.

Thực tế, hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD không chỉ thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, cá nhân mà còn tạo động lực cho nền kinh tế phát triển ổn định. Trong tình hình hiện nay, hành vi vi phạm quyền lợi hợp pháp của NTD ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng ở hầu hết các lĩnh vực, vì vậy, các cấp, các ngành cần tích cực tuyên truyền, phổ biến rộng rãi hơn nữa về Luật Bảo vệ quyền lợi NTD; tăng cường thông tin cho NTD nhận biết về hàng giả, hàng kém chất lượng; đẩy mạnh việc giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khuyến khích NTD lên án “tẩy chay” hàng hóa của doanh nghiệp vi phạm quyền lợi NTD.

Bài và ảnh: Lê Phong


Bài Và Ảnh: Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]