(Baothanhhoa.vn) - Thiếu lao động có tay nghề cao là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều làng nghề ngày càng bị mai một.  Tuy nhiên, thực tế trong việc đào tạo lao động tại những làng nghề lại đang tồn tại quá nhiều bất cập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đào tạo nguồn nhân lực làng nghề

Đào tạo nguồn nhân lực làng nghề

Hộ cơ sở sản xuất bánh gai ở Làng nghề bánh gai Tứ trụ.

Thiếu lao động có tay nghề cao là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều làng nghề ngày càng bị mai một. Tuy nhiên, thực tế trong việc đào tạo lao động tại những làng nghề lại đang tồn tại quá nhiều bất cập.

Câu chuyện về đào tạo nhân lực ở hai làng nghề: Đúc đồng Thiệu Trung (Thiệu Hóa) và bánh gai Tứ Trụ Thọ Diên (Thọ Xuân) là ví dụ...

Nhắc đến làng nghề đúc đồng truyền thống ở xã Thiệu Trung là nhắc đến một làng nghề đã có hơn nghìn năm tuổi. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, đến hôm nay, những sản phẩm của làng nghề đã khẳng định được thương hiệu và tạo nên những dấu ấn đẹp. Bằng chứng phải kể đến những công trình lớn của Nghệ nhân Ưu tú (NNUT) Nguyễn Bá Châu, người đã 3 lần xác lập kỷ lục của Việt Nam. Ông là người đầu tiên đúc chiếc trống đồng Ngọc Lũ lớn nhất Việt Nam bằng phương pháp thủ công truyền thống. Tiếp đến, ông đã thành công với đôi tượng thần đèn ngồi quỳ và vang dội sau này là Nguyễn Bá Châu đã đúc 1.000 pho tượng Mẹ Âu Cơ tặng các nguyên thủ tại Hội nghị Cấp cao APEC. Cùng với Nguyễn Bá Châu, nhiều nghệ nhân làng nghề cũng đã tạo tiếng vang cho đất Thiệu Trung nói riêng, xứ Thanh nói chung bằng nhiều tác phẩm có giá trị. Càng tự hào hơn khi trên mảnh đất xứ Thanh này, không có làng nghề nào lại nhiều nghệ nhân như làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, với 7 nghệ nhân, trong đó có 4 NNUT.

Mặc dù vậy, bên cạnh những thành công của những nghệ nhân mà với họ, đã đi qua thăng trầm để góp phần viết nên cuộc hành trình đẹp về khôi phục, phát triển làng nghề thì câu chuyện về đào tạo nhân lực làng nghề lại dường như đang gặp những khó khăn. Thực tế, đào tạo nhân lực cho làng nghề không dễ mà ở đó đang có những mâu thuẫn. Cách đây nhiều năm, đã có một đề án về đào tạo lao động cho nghề đúc đồng tại xã Thiệu Trung nhưng chỉ thực hiện trong thời gian ngắn và không có hiệu quả. Dù có người học nhưng cái người học cần thì không được truyền lại. Và người được truyền lại vẫn chủ yếu là họ hàng, là con em trong gia đình chứ không phải người ngoài. Theo chia sẻ của ông Lê Văn Hùng, Trưởng ban Quản lý Làng nghề Thiệu Trung: Cái mà chúng tôi quan tâm là những lao động của làng nghề có thể đánh cắp nghề vì khi họ không được truyền những kỹ thuật tinh xảo của nghề thì họ đánh cắp là điều không tránh khỏi. Mà khi đã đánh cắp thì dù họ có làm ra sản phẩm sẽ rất khó bán và ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề. Vì vậy trong tương lai, chúng tôi sẽ cần tính đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề, nhằm hạn chế việc sử dụng lao động ngoài làng nghề. Tuy nhiên đã là nghề truyền thống thì nghề phải duy trì và phát triển theo kiểu cha truyền con nối với những bí quyết tuyệt đối bí mật hay những cảm nhận bằng thời gian mà có.

Thực tế, nếu như chia sẻ của ông Hùng thì rõ ràng không nhất thiết phải có lớp đào tạo nhân lực lao động cho nghề đúc đồng vì cái người học cần thì không được học mà muốn học thì cũng không được mở ra những bí mật của nghề. Quả là một vấn đề khó?! Và như vậy thì đồng nghĩa với việc, người trong gia đình của cơ sở nào thì được truyền dạy tại chính cơ sở đó, vừa học vừa làm như lâu nay một số cơ sở đúc đồng tại Thiệu Trung vẫn đang thực hiện.

Trở về làng bánh gai Tứ Trụ ở xã Thọ Diên (Thọ Xuân) khi câu chuyện về thương hiệu bánh gai cũng đang đặt ra nhiều “cái khó” khi nhiều cơ sở sản xuất đang làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng làng nghề. Một câu hỏi được đặt ra đó là nghề làm bánh có cần phải đào tạo lao động hay không? Theo ông Lê Hữu Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề truyền thống bánh gai Tứ Trụ, thực tế người lao động chỉ cần “cầm tay chỉ việc” là có thể làm được, ngon là ở bí quyết của mỗi cơ sở. Nhưng để đạt đến chất lượng của nghề bánh truyền thống thì cần phải có sự chắt lọc, lựa chọn nguyên liệu và bảo đảm được đúng mùi vị của bánh. Điều này không phải hộ sản xuất nào cũng làm được. Vì vậy, hiện nay có nhiều hộ sản xuất bánh không đạt tiêu chuẩn, đã và đang làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh của làng nghề. Ông Lâm cũng cho rằng: Đã đến lúc không phải “cầm tay chỉ việc” nữa mà thậm chí cả người sử dụng lao động và người lao động cũng cần phải hiểu cho đúng thế nào là làng bánh truyền thống, làm bánh thế nào để bảo đảm chất lượng... Như vậy, cũng phải cần có một lớp đào tạo lao động cho làng nghề.

Từ hai câu chuyện của làng nghề đúc đồng Thiệu Trung và Làng nghề bánh gai Tứ Trụ cho thấy, làng nghề phát triển, tồn tại thì ngoài sự góp sức của những nghệ nhân còn nhờ vào lực lượng lao động tay nghề cao, kỹ thuật tinh xảo. Tuy nhiên, để làm được điều này, cần có sự quan tâm hơn của các sở, ngành chức năng, những cơ chế, chính sách linh hoạt hơn và quan trọng là người làng nghề phải biết bảo vệ và biết rõ giá trị sản phẩm của làng nghề để nâng cao trách nhiệm, niềm tin để thương hiệu làng nghề bay xa hơn...

Vân Sơn


Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]