(Baothanhhoa.vn) - Đã qua rồi cái thời người dân huyện vùng biên Quan Sơn tranh nhau vào danh sách “biên chế” hộ nghèo. Cuộc sống mới, tư tưởng mới nên việc “cố thủ” ở lại hộ nghèo là đồng nghĩa coi thường lòng tự trọng và sự không đồng tình của cộng đồng. Bởi vậy, nhiều đồng bào dân tộc nơi thượng nguồn sông Lò đã viết đơn tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Câu chữ bình dị trong mỗi lá đơn cũng là mỗi hoàn cảnh riêng, song tựu chung là ý thức tự vươn lên thoát “bóng ma” đói nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 1 - Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

Đã qua rồi cái thời người dân huyện vùng biên Quan Sơn tranh nhau vào danh sách “biên chế” hộ nghèo. Cuộc sống mới, tư tưởng mới nên việc “cố thủ” ở lại hộ nghèo là đồng nghĩa coi thường lòng tự trọng và sự không đồng tình của cộng đồng. Bởi vậy, nhiều đồng bào dân tộc nơi thượng nguồn sông Lò đã viết đơn tự nguyện xin ra khỏi hộ nghèo. Câu chữ bình dị trong mỗi lá đơn cũng là mỗi hoàn cảnh riêng, song tựu chung là ý thức tự vươn lên thoát “bóng ma” đói nghèo.

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 1 - Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

Sau 22 năm kể từ ngày thành lập huyện biên giới Quan Sơn đã khoác lên minh sắc diện mới.

Từ trung tâm huyện lỵ, theo tuyến đường nối các huyện miền núi phía Tây, chúng tôi vào bản Hạ. Nằm dưới đỉnh Pù Mằn, xã Sơn Hà đẹp tựa bức tranh sơn thủy hữu tình, với những ngôi nhà sàn vững chãi, đường bê tông khang trang vươn đến tận từng bản làng và phía trước mặt công sở xã là những thửa ruộng bậc thang đang vào vụ thu hoạch. Dường như một cuộc sống mới - “no cơm, ấm áo” đang hiện hữu trong từng ngôi nhà ở xã Sơn Hà. Con suối Pái, sau lũ nước trong vắt. Lội qua con suối, chúng tôi đến khu vực sản xuất của gia đình ông Hà Văn Hợi, một trong những hộ dân đầu tiên ở bản Hạ viết đơn xin thoát nghèo. Hôm nay, gia đình ông Hợi làm cơm mới nên mời chúng tôi ở lại cùng chung vui. Phía trước ngôi nhà sàn ven sườn núi Na Mương là những thửa ruộng bậc thang vàng ruộm lúa chín. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” và gần đi hết đời người, ông Hợi đã nếm trải, thấu hiểu tận tâm can cái đói, cái nghèo.

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 1 - Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

Anh Hà Văn Khương, con trai ông Hà Văn Hợi, ở bản Hạ, xã Sơn Hà cùng mế chăm sóc đàn bò.

Năm 2017, người con trai Hà Văn Khương tốt nghiệp đại học cũng là thời điểm ông Hợi tự tay viết đơn xin thoát nghèo. Ông Hợi tâm sự: “Ngày thằng Khương còn đi học không có người vào rừng, làm ruộng, kinh tế gia đình túng lắm! Không xin được việc, em nó ở nhà tham gia sản xuất cùng gia đình. Có rừng Nhà nước giao khoán, có ruộng, lại có người, thêm sức lao động thì mình phải xin thoát nghèo thôi”. Trò chuyện một hồi lâu, chúng tôi mới hay biết, ông Hợi vừa trải qua cơn tai biến cách đây hơn một năm. Tuổi già sức yếu thường xuyên phải đến bệnh viện để thăm, khám sức khỏe. Nếu vẫn trong danh sách hộ nghèo chắc chắn ông được hưởng chế độ miễn viện phí, bảo hiểm y tế,... phần nào đó sẽ vơi bớt chi phí kinh tế cho gia đình. Nhưng không vì cái lợi trước mắt mà gia đình ông Hợi đánh mất lòng tự trọng, cũng như “dập tắt” động lực vươn lên thoát nghèo.

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 1 - Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

Đàn dê sinh sản của gia đình ông Hà Văn Hợi.

Cùng với trồng lúa nước, khai thác nứa, vầu, từ nguồn vốn vay hộ nghèo, gia đình ông Hợi đã mạnh dạn mua bò, dê sinh sản để chăn nuôi, đào ao thả cá tạo sinh kế lâu dài cho gia đình. Từ sản xuất, trung bình mỗi tháng gia đình ông có thu nhập hơn 4 triệu đồng. Đời sống vật chất, tinh thần của gia đình được nâng lên rõ ràng. Nếu hơn 2 năm trước, ông Hợi và các con chưa dám nghĩ đến một ngày trong nhà có những vật dụng “xa xỉ” như cái ti vi màn hình phẳng, cái xe máy để đi, thì giờ đây mọi thứ đã thành hiện thực.

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 1 - Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

Người dân xã Sơn Hà giờ đã biết cải tạo vườn tạp trồng rau sạch phục vụ bữa ăn hàng ngày và xuất bán để tăng thu nhập.

Góp thêm câu chuyện giảm nghèo, Bí thư Đảng ủy xã Phạm Thị Hoan, kể: “Xưa, cuộc sống của đồng bào nơi đây thiếu thốn và khổ lắm! Cái đói, cái nghèo luôn bủa vây. Mặc dù rất gần trung tâm huyện lỵ, thế nhưng dòng sông Lò lại là “ranh giới” chia cắt xã với bên ngoài. Điện, đường không có, cuộc sống của đồng bào chủ yếu tự cung, tự cấp. Ngay cả chuyện học hành của lũ trẻ cũng thường xuyên bị gián đoạn, bởi nước lũ sông Lò. May nhờ có tuyến đường nối các huyện miền núi phía Tây, một cây cầu bắc qua sông Lò được xây dựng, khi đó ô tô mới vào được xã. Từ đây, người dân thoát cảnh đi bè, đi mảng, rồi điện chiếu sáng cũng được kéo về”. Có đường, có điện kết hợp với các chính sách hỗ trợ cây, con giống, công cụ sản xuất của Nghị quyết 30a, Chương trình 135 đã mở ra “con đường” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc nơi đây.

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 1 - Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

Lá đơn xin thoát nghèo của gia đình anh Lò Văn Panh, người dân tộc Thái, ở bản Hẹ, xã Sơn Lư.

Lần theo địa chỉ trên lá đơn tự nguyện xin thoát nghèo của các hộ dân gửi về huyện, chúng tôi ngược lên bản Hẹ, xã Sơn Lư. Tìm đến gia đình anh Lò Văn Panh, một trong 21 hộ dân của xã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo. Trong căn nhà đơn sơ ngoài 2 chiếc xe máy hàng ngày vợ chồng anh đi chở nứa, vầu, thì không còn vật dụng gì đáng giá. Đến cái ti vi để xem, nồi cơm điện phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày gia đình anh Panh cũng chưa sắm được. Năm 2016, gia đình anh Panh được dân bản bình xét vào diện hộ nghèo. Có ruộng và được giao hơn 5 ha rừng, nhưng giao thông đi lại khó khăn, cây nứa, vầu khai thác ra không đủ trang trải cho cuộc sống. Nhà bốn người, vợ chồng anh Panh phải chạy ăn từng bữa. Hai năm qua, huyện đã thu hút, kêu gọi được các doanh nghiệp vào đầu tư mở cơ sở sản xuất chế biến lâm sản ngay tại bản nên cây vầu, cây nứa cũng giá trị hơn.

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 1 - Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

Khai thác lâm sản phụ - nứa, vầu để làm nan thanh đang mang lại thu nhập cao không chỉ cho gia đình anh Lò Văn Panh ở bản Hẹ, xã Sơn Lư, mà còn giúp nhiều hộ dân khác trong huyện Quan Sơn thoát được cái đói, cái nghèo.

Với ý nghĩ dung dị nhường suất hộ nghèo cho các gia đình khác khó khăn hơn, anh Panh nói: “Ở bản ta còn nhiều hộ khác khó khăn hơn nhiều. Ngay ở bản bên cạnh có những cháu bé mất cả bố, lẫn mẹ phải ở với ông, bà không có tiền đóng học phí! Vợ chồng mình còn trẻ, có sức khỏe, hàng ngày đi khai thác nứa, vầu mỗi người cũng có thu nhập từ 200 đến 250 nghìn đồng. Ở lại hộ nghèo thẹn lắm!. Bởi từ thay đổi nếp nghĩ không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và nhường suất hộ nghèo cho những gia đình, hoàn cảnh khó khăn hơn trong cuộc sống, anh Panh quyết tâm xin ra khởi danh sách hộ nghèo. Trong đơn xin thoát nghèo, anh Panh viết: “Nhìn thấy những hộ dân khác trong bản đã thoát được nghèo nhờ siêng năng lao động, đầu tư làm ăn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo chăm sóc rừng vầu, nứa vợ chồng tôi đã học tập làm theo. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, gia đình tôi viết đơn xin thoát khỏi hộ nghèo và lấy đó làm mục tiêu phấn đấu vươn lên”.

Chuyện từ những lá đơn xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn: Bài 1 - Xin thoát nghèo để nhường suất hỗ trợ cho hộ khó khăn hơn

Danh sách 131 hộ gia đình xin thoát nghèo ở huyện Quan Sơn.

Công cuộc xóa đói giảm nghèo đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó, điểm mấu chốt là người nghèo phải có quyết tâm, tự thân thực sự muốn thoát nghèo. 131 lá đơn đầu tiên xin ra khỏi hộ nghèo của đồng bào các dân tộc ở huyện vùng biên Quan Sơn có thể xem như “kỳ tích” và “luồng gió mát” từ thượng nguồn sông Lò thổi vào công cuộc giảm nghèo ở tỉnh Thanh. Những gia đình viết đơn xin thoát nghèo không hẳn vì họ đã khá giả, chứng tỏ đồng bào đã bắt đầu có ý thức vươn lên phát triển kinh tế gia đình, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Hơn thế, trong sâu thẳm tâm can, những gia đình viết đơn muốn các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đến với những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn hơn, nghèo hơn mình.

Trần Thanh


Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]