(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban, sở, ngành trong tỉnh, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả tích cực, góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, học tập và phát triển toàn diện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các ban, sở, ngành trong tỉnh, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả tích cực, góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được chăm sóc, học tập và phát triển toàn diện.

Chung tay xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ

Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ sẽ tạo môi trường tốt để trẻ học tập, tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành.

Theo số liệu thống kê của Phòng Trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) toàn tỉnh hiện có 890.976 trẻ em dưới 16 tuổi với trên 42.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) (chiếm 4,8%). Tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tai nạn thương tích vẫn còn xảy ra, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, ảnh hưởng tiêu cực, gây hiệu ứng không tốt trong đời sống xã hội. Trước thực tế đó, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em đã được tăng cường và đẩy mạnh ở các cấp, các ngành, đặc biệt là ở cơ sở và được lồng ghép với nhiều nội dung phong phú liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong năm 2017 và 2018, Sở LĐTB&XH đã tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, hội nghị truyền thông trực tiếp cho hàng ngàn cán bộ địa phương, cha mẹ, người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em và hơn 3.000 trẻ em về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị bạo lực, xâm hại tình dục... Các trường học trong tỉnh đang triển khai phong trào thi đua “Trường học an toàn” và “Cộng đồng an toàn”, tăng cường quản lý, giám sát và theo dõi học sinh trong thời gian học ở trường; xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”. Đáng chú ý là sau những đợt tuyên truyền, người dân đã hiểu hơn nguy cơ, hậu quả nghiêm trọng của tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em. Một số nạn nhân và gia đình phản ánh kịp thời những vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ đến các cơ quan chức năng, góp phần đưa nhiều vụ việc ra ánh sáng. Cùng với việc chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, bảo vệ con em của mỗi gia đình, Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm ưu ái đặc biệt đối với trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em vùng khó khăn, trẻ em có HCĐB. Điều đó đã trực tiếp tác động đến việc thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em Thanh Hóa nói chung, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện nói riêng cho mọi trẻ em.

Do thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đến nay, 89,1% trẻ em có HCĐB và có nguy cơ rơi vào HCĐB được trợ giúp, chăm sóc để có cơ hội phát triển công bằng, bình đẳng so với các nhóm trẻ em khác; 100% trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em lao động sớm, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được trợ giúp bằng các hình thức khác nhau. Công tác xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh, trong đó đã duy trì và xây dựng được 569 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, đạt 89,6% (tăng 6,5% so với năm 2017 và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra năm 2018 là 2,5%), quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em thực hiện đạt được những kết quả tích cực. Đặc biệt, nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ, ngày 5-10-2019, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 116 triển khai Quyết định 06 ngày 3-1-2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Mục tiêu của kế hoạch là chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào HCĐB và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực, tạo cơ hội, để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ và nhân cách. Cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 95% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Từ năm 2020 trở đi, hằng năm có từ 95% đến 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Nội dung thực hiện tập trung vào truyền thông nâng cao nhận thức, cũng như nâng cao năng lực về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; kiểm tra, giám sát công tác xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.

Ông Lê Minh Hành, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết: Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là tình cảm của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Để phong trào đạt hiệu quả, trong năm 2019 và những năm tiếp theo, ngành LĐTB&XH sẽ phối hợp với các ban, sở, ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của các ngành, đoàn thể trên địa bàn về công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Trong đó, tạo điều kiện cho trẻ em được chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, phòng ngừa và giúp đỡ các đối tượng trẻ em có HCĐB và nguy cơ rơi vào HCĐB, giảm dần tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về Luật Trẻ em, công tác phòng chống xâm hại trẻ em bằng nhiều hình thức, phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ngoài ra, các nhà trường, các đoàn thể và gia đình cũng cần tăng cường giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích, xâm hại... cho trẻ, nhất là tai nạn giao thông và đuối nước - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong đối với trẻ em. Các cấp chính quyền quan tâm đầu tư sửa chữa, xây mới các điểm vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh cho trẻ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm dẫn đến mất an toàn, tai nạn đối với trẻ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ sẽ tạo môi trường tốt để trẻ học tập, tu dưỡng, rèn luyện và trưởng thành.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài Và Ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]