(Baothanhhoa.vn) - Chưa bao giờ bảo hiểm dân sự bắt buộc đối với phương tiện cơ giới đường bộ lại có nhiều người tự nguyện mua như những ngày qua. Nhiều chủ xe cũng chủ động bổ sung những thiết bị kỹ thuật, an toàn còn thiếu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chưa dễ thay đổi

Chưa dễ thay đổi

(Ảnh minh họa)

Chưa bao giờ bảo hiểm dân sự bắt buộc đối với phương tiện cơ giới đường bộ lại có nhiều người tự nguyện mua như những ngày qua. Nhiều chủ xe cũng chủ động bổ sung những thiết bị kỹ thuật, an toàn còn thiếu.

Trách nhiệm với an toàn giao thông lên cao có phải là do người tham gia giao thông quan tâm hơn đến sự an toàn của mình cũng như chung nỗi lo với xã hội?

Thực ra đằng sau câu chuyện này là nỗi lo, cho thấy nhiều người tham gia giao thông đang phản ứng có điều kiện với đợt cao điểm kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ kéo dài một tháng của lực lượng chức năng, bắt đầu từ 16-5-2020.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt với mức phạt tăng nặng có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 cơ bản đã điều chỉnh ý thức, hành vi của người tham gia giao thông. Tuy nhiên dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua ảnh hưởng đến việc kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng khiến cho nhiều đối tượng tham gia giao thông tiếp tục coi thường kỷ cương pháp luật. Tình trạng xe quá khổ, quá tải tái diễn, xe không phép lộng hành ở một số tuyến đường, lái xe vi phạm nồng độ cồn tham gia giao thông không có giấy tờ phổ biến hơn.

Chỉ trong ngày đầu ra quân thực hiện đợt cao điểm tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cả nước có hơn 70.000 phương tiện bị kiểm soát, trong đó số người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn vẫn còn đáng lo ngại. Tại Thanh Hóa, sau 5 ngày ra quân đã xử phạt tới 2.042 trường hợp, phạt tiền gần 3 tỷ đồng, tước 172 giấy phép lái xe.

Trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, chúng ta đã có nhiều quy định, cũng đã mở rất nhiều đợt cao điểm xử lý vi phạm. Thế nhưng đáng nói là, cứ sau mỗi lần như thế trật tự giao thông chỉ lắng xuống tạm thời, rồi lại bùng lên.

Thực tế là sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực nhiều người điều khiển phương tiện vi phạm bị xử lý rất nặng, nhiều người khác nhìn vào đó đã có sự điều chỉnh ý thức ban đầu khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, sau thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19, tình trạng vi phạm lại tái diễn, cho thấy sự bất chấp và nguy cơ có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nếu tình trạng này không được giải quyết triệt để, thì liệu rằng lực lượng chức năng sẽ còn phải mở bao nhiêu đợt cao điểm ra quân xử lý vi phạm nữa? Nghị định 100/2019/NĐ-CP được đánh giá là chế tài rất mạnh, nhưng vì sao người tham gia giao thông vẫn chưa thật sự có sự thay đổi mang tính căn cơ, mà vẫn thường ứng xử theo kiểu đối phó?!

Một khi các quy định pháp luật còn chưa được người tham gia giao thông tôn trọng, trước sau gì cũng xảy ra sự gian dối.

Đây là vấn đề đòi hỏi phải thay đổi cách làm nhằm thay đổi nhận thức của người tham gia giao thông, nhất là cần có biện pháp khơi dậy lòng tự trọng và trắc ẩn ở mỗi người. Chỉ khi nhận thức của người tham gia giao thông được nâng cao, thì các quy định pháp luật mới được tiếp nhận và thực hiện nghiêm túc.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]