(Baothanhhoa.vn) - Vụ tai nạn tại khu vực bến phà cũ thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy khiến ô tô lao xuống sông Mã mới đây đã đặt ra một câu hỏi: Liệu có còn những vụ tai nạn tương tự trên những con đường khác hay không?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động thay cho khắc phục

Vụ tai nạn tại khu vực bến phà cũ thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy khiến ô tô lao xuống sông Mã mới đây đã đặt ra một câu hỏi: Liệu có còn những vụ tai nạn tương tự trên những con đường khác hay không?

Chủ động thay cho khắc phục

Lực lượng chức năng trục vớt chiếc xe gặp nạn.

Ngay sau vụ tai nạn, Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cẩm Thủy cho biết đã đề xuất UBND huyện lắp đặt barie và biển cảnh báo nguy hiểm tại khu vực xuống bến phà, lắp thêm bóng đèn để chiếu sáng ban đêm.

Một giải pháp ngăn chặn được đưa ra rất nhanh. Tuy nhiên, nếu điều đó được thực hiện sớm hơn có lẽ nó đã cảnh báo, ngăn chặn được chiếc xe xấu số kia.

Đó là giả thiết, nguyên nhân thật sự của tai nạn còn phải chờ kết luận của cơ quan chức năng xem ngoài lý do bến phà tối và không có cảnh báo rõ ràng còn có lý do khác không.

Câu chuyện bi thương xảy ra ở một bến phà cũ chắc chắn sẽ gợi lo lắng trên nhiều con đường khác từng là bến phà, bến đò hoặc những con đường cụt, đường thi công dở dang, ở cuối con đường có những chiếc “bẫy người” chưa hề nghĩ tới. Tâm lý chung ở nhiều người là khắc phục hậu quả, rút kinh nghiệm nhanh, nhưng để xây dựng kế hoạch ứng phó, ngăn chặn với những tình huống xấu có thể xảy ra thường lại chậm. Có thể vì lý do kinh tế, lý do cơ chế, lý do nhằm đảm bảo sinh kế cho một bộ phận nào đó... Nhìn chung là có vô vàn lý do khiến cho nhiều đoạn đường nguy hiểm chưa bị ngăn lại hoặc hạn chế phương tiện. Cứ sau vụ việc được ví như là “mất bò”, người ta lại mới lo đi “làm chuồng”.

Lâu nay truyền thông đã liên tục cảnh báo về những nguy cơ tai nạn giao thông trên nhiều tuyến đường. Ngoài những con đường cụt không được cảnh báo, là những miệng cống, miệng hố ga mất nắp, được ví như là những chiếc “bẫy người”. Mới năm ngoái báo chí thông tin một võ sư đi xe máy trên đường bị rơi xuống hố ga mất nắp và thiệt mạng. Đến võ sư mà còn không tránh được tai nạn, thì quả là điều lo lắng.

Mấy ngày nay báo chí trong tỉnh thông tin có những tuyến đường như đại lộ CSEDP qua TP Thanh Hóa đưa vào sử dụng đã vài năm nhưng tình trạng mất nắp hố ga và cống thoát nước diễn ra trong thời gian dài vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Theo thống kê hiện có khoảng 90 cống thoát nước và 55 hố ga đã bị mất nắp nhưng không được bổ sung hay lắp biển cảnh báo. Ở nhiều vị trí người dân phải lấy gạch đá cho xuống hố để tránh bị ngã, nhưng lại gây ách tắc đường thoát nước. Trên một số tuyến phố khác cũng xảy ra tình trạng tương tự khiến giao thông khó khăn vào giờ cao điểm.

Trách nhiệm quản lý thoát nước thuộc Công ty CP Môi trường và Xây dựng công trình đô thị. Nhưng để doanh nghiệp có kinh phí bổ sung số lượng lớn nắp cống bị mất và hư hỏng là không dễ, phải cần đến nguồn kinh phí khác, cơ chế khác. Trong khi còn có sự loay hoay thì phương tiện giao thông vẫn phải đi qua những con đường ấy. Tai nạn nghiêm trọng chưa đến, nhưng sự ức chế của người tham gia giao thông là chuyện hàng ngày. Ngoài ra còn là hình ảnh không đẹp cho đô thị từ những cảnh báo tự phát mà người dân dựng lên.

Không nên để xảy ra những hậu quả đáng tiếc mới lo đi khắc phục sự cố. Mọi sự khắc phục dù có tốt đến mấy, cũng không bằng việc chủ động ngăn chặn.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]