(Baothanhhoa.vn) - Nhằm chủ động ngăn chặn, phòng chống hiệu quả, không để dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) xảy ra và lây lan, cũng như chủ động giám sát, khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe người dân gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh, ngày 4-4, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND về việc phòng, chống bệnh CGC trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2019-2025.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh

Nhằm chủ động ngăn chặn, phòng chống hiệu quả, không để dịch bệnh Cúm gia cầm (CGC) xảy ra và lây lan, cũng như chủ động giám sát, khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp; tạo điều kiện cho việc xây dựng thành công các vùng, các chuỗi cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho sản xuất chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe người dân gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh, ngày 4-4, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND về việc phòng, chống bệnh CGC trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2019-2025.

Chủ động phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh

Ảnh minh họa.

Theo đó, tập trung phân vùng nguy cơ để có cơ sở xây dụng các biện pháp và bố trí các nguồn lực tổ chức các hoạt động kiểm soát, phòng chống bệnh cúm gia cầm hiệu quả, phù hợp với đặc điểm dịch bệnh và tình hình thực tế tại các địa phương. Tổ chức chủ động giám sát dịch bệnh để kịp thời phát hiện, cảnh báo sớm và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi mới phát hiện, không để lây lan ra diện rộng. Xác định chính xác chủng loại vi rút cúm lưu hành để có cơ sở lựa chọn chủng loại vắc-xin phù hợp cho công tác phòng dịch bệnh CGC. Xử lý ổ dịch CGC theo quy định của Luật thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia cầm thuộc diện tiêm phòng; tiêm phòng bao vây khi xuất hiện dịch bệnh CGC. Tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; đặc biệt là kiểm soát vận chuyển qua biên giới. Tổ chức phòng, chống nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào tỉnh Thanh Hóa từ nước ngoài (qua các cửa khẩu, hàng không, đường biển); kiểm soát ấp nở gia cầm, kiểm soát giết mổ gia cầm bảo đảm an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Tập trung và đẩy mạnh công tác xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi các cơ sở chăn nuôi gia cầm, sản xuất sản phẩm gia cầm an toàn bệnh CGC để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tổ chức nghiên cứu xác định đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ và quy luật phát sinh, lây lan dịch bệnh, nghiên cứu kinh tế dịch tễ đánh giá tổn thất về kinh tế, chi phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh CGC; nghiên cứu, đánh giá lưu hành vi-rút CGC; đánh giá hiệu lực và lựa chọn chủng loại vắc-xin phù hợp, hiệu quả với từng chủng, nhánh vi rút CGC. Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi; vận động người dân tự giác báo cáo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, gia cầm nghi mắc bệnh CGC, giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi và các biện phảp chủ động phòng bệnh.

Phân vùng để có cơ sở kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh CGC như huyện nguy cơ cao, tức là huyện có từ 2 lần xuất hiện ổ dịch CGC hoặc 2 lần phát hiện vi-rút CGC (chủng A/H5N1, A/H5N6) trong 5 năm qua (2014 - 2018) hoặc có ổ dịch CGC xảy ra tại huyện trong năm đánh giá chuyển đổi huyện nguy cơ, trong đó 17 huyện có nguy cơ cao về CGC như Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, Hà Trung, Nga Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống và Tĩnh Gia. Huyện nguy cơ thấp là những huyện không có ổ dịch CGC xảy ra trong 5 năm qua (2014 - 2018) hoặc có không quá 1 lần phát hiện vi-rút CGC (chủng A/H5N1, A/H5N6) trong 5 năm qua (2014-2018) hoặc trong năm đánh giá chuyển đổi huyện nguy cơ, gồm TP Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn, TP Sầm Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thạch Thành Ngọc Lặc, Như Xuân, Như Thanh, Vĩnh Lộc.

UBND tỉnh yêu cầu chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các luật và quy định của Luật Thú y; đồng thời ngăn chặn không để các nhánh, các chủng vi rút mới nguy hiểm xâm nhiễm vào và lây lan rộng trên địa bàn tỉnh; tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm; xây dựng các vùng, chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của OIE, giảm thiểu hoặc không để phát sinh các ca bệnh CGC ở người do nhiễm các chủng vi rút cúm nguy hiểm (H5 và H7).

Xem toàn văn Kế hoạch tại đây

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]