(Baothanhhoa.vn) - Theo rà soát của Chi cục Kiểm lâm, vào thời điểm cuối năm 2019, toàn tỉnh có hơn 48.000 ha rừng có nguy cơ cháy cao trong mùa khô hanh. Ngoài nguyên nhân khách quan như thời tiết khô hanh, cháy lan từ Lào sang (khu vực huyện Mường Lát là chủ yếu), thì yếu tố chủ quan do con người tác động đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Trong đó, với gần 10.000 ha rừng thông,  tập trung chủ yếu ở Như Thanh, Tĩnh Gia, Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Đông Sơn, TP Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động bảo vệ rừng thông trong mùa khô hanh

Theo rà soát của Chi cục Kiểm lâm, vào thời điểm cuối năm 2019, toàn tỉnh có hơn 48.000 ha rừng có nguy cơ cháy cao trong mùa khô hanh. Ngoài nguyên nhân khách quan như thời tiết khô hanh, cháy lan từ Lào sang (khu vực huyện Mường Lát là chủ yếu), thì yếu tố chủ quan do con người tác động đã và đang gây nhiều khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Trong đó, với gần 10.000 ha rừng thông, tập trung chủ yếu ở Như Thanh, Tĩnh Gia, Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Đông Sơn, TP Thanh Hóa.

Chủ động bảo vệ rừng thông trong mùa khô hanh

Cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia tuần tra công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Tân Dân (Tĩnh Gia).

Riêng 5.000 ha rừng thông do các chủ rừng Nhà n­ước quản lý đã đ­ược quan tâm phát dọn thực bì và đốt cháy tr­ước dưới tán rừng thông để giảm vật liệu cháy. Gần 5.000 ha còn lại do UBND các xã quản lý, giao cho các hộ bảo vệ, chăm sóc như­ng do chư­a đủ điều kiện khai thác nhựa, không có nguồn thu và không có tiền công chăm sóc, bảo vệ nên các hộ ch­ưa quan tâm phát dọn thực bì d­ưới tán rừng. Điển hình như­ nhiều khu rừng thông ở các xã: Yến Sơn (Hà Trung), Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc (Hậu Lộc); Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa)... lớp thảm thực bì, cành khô, lá rụng d­­­ưới tán rừng có nơi dày từ 1,5m đến 1,8m nếu ng­­­ười dân dùng lửa bất cẩn, cháy rừng sẽ xảy ra bất kỳ lúc nào... Ngoài ra, do lá thông rụng phân hủy chậm dẫn đến thảm thực bì dày, l­ượng nước trong lá thông ít, thân cây lại có dầu kết hợp với ràng ràng, sim mua, lau lách đang là mối lo cháy rừng trong những ngày thời tiết khô hanh.

Để bảo vệ rừng, các cấp, các ngành chức năng, chủ rừng đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động PCCCR. Trong đó, nổi bật là từ tháng 12-2018 đến tháng 5-2019, các hạt kiểm lâm đã phối hợp với chủ rừng, lực lượng chức năng tại các huyện đồng bằng ven biển xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt trước có điều khiển được 424,88 ha nhằm hạn chế nguy cơ gây cháy rừng.

Với kết quả trên, trong năm 2019, mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, nguy cơ cháy rừng luôn ở cấp IV, V, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh không xảy ra cháy rừng.

Từ hiệu quả thực tế của việc xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt trước có điều khiển, ngày 30-10-2019, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020 đã ban hành Quyết định số 4453/QĐ-BCĐ phê duyệt phương án PCCCR mùa khô hanh năm 2019 và năm 2020. Theo đó, từ tháng 11-2019 đến tháng 4-2020, toàn tỉnh thực hiện kế hoạch phát dọn đốt trước vật liệu cháy có điều khiển dưới tán rừng thông khu vực có nguy cơ cháy cao với diện tích 730 ha, trong đó đốt lần đầu 550 ha, đốt lại diện tích đã thực hiện các năm trước 180 ha. Kết quả, trong 2 tháng vừa qua, các huyện có diện tích rừng thông đã xây dựng phương án và triển khai thực hiện đốt trước vật liệu cháy có điều khiển dưới tán rừng thông được 45 ha rừng thông.

Qua tìm hiểu thực tế quá trình triển khai thực hiện các địa phương, đơn vị tuân thủ theo quy trình, quy định như: Đốt trước vật liệu cháy có điều khiển dưới tán rừng thông chỉ tiến hành theo phương án, kế hoạch đã được UBND cấp huyện phê duyệt. Trước khi đốt phải phát dọn hạ thấp chiều cao vật liệu cháy xuống dưới 0,5m; chuẩn bị đầy đủ lực lượng; phương tiện đảm bảo có khả năng khống chế được đám cháy; xung quanh diện tích rừng chuẩn bị đốt trước phải phát dọn các băng tựa nhằm ngăn không để đám cháy đốt trước lan vào rừng. Trước khi đốt phải thông báo cho chính quyền và nhân dân địa phương biết, đồng thời thông báo về cơ quan chuyên môn (Chi cục Kiểm lâm) để theo dõi. Chỉ thực hiện đốt trước khi độ ẩm không khí trên 60%, tốc độ gió dưới 10km/h, độ ẩm tương đối của vật liệu cháy khoảng 30-40%; thời gian đốt trước trong ngày bắt đầu vào đầu buổi sáng; đốt thử một diện tích nhỏ (khoảng 50-100m2), nếu kết quả cho phép mới quyết định đốt chính thức. Tiến hành đốt theo dải hoặc theo đám, từ trên dốc xuống chân dốc; không đốt xuôi chiều gió. Trong quá trình đốt nếu thời tiết, đặc biệt tốc độ gió thay đổi cần phải tạm dừng việc đốt chờ đến khi điều kiện đảm bảo an toàn. Sau khi đốt xong phải kiểm tra, dập hết tàn lửa đề phòng tàn lửa còn lại tiếp tục cháy lan vào rừng.

Điển hình như Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia là chủ rừng Nhà nước được giao quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với diện tích 6.116,81 ha. Trong các tháng vừa qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia đã chủ động triển khai thực hiện phương án, kế hoạch PCCCR cụ thể đến từng khu vực rừng trọng điểm theo phương châm “4 tại chỗ”. Riêng 1.977,43 ha rừng thông trên địa bàn được xác định có nguy cơ cháy cao, trong các năm vừa qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia đã triển khai thực hiện xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt cháy trước có điều khiển được 693,38 ha, trong đó riêng năm 2019 đốt cháy trước có điều khiển được 54 ha. Ngoài ra, trong các tháng vừa qua, ban đã hướng dẫn, chỉ đạo các hộ nhận khoán phát dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông diện tích gần 900 ha. Tuyên truyền, vận động các hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, người dân trên địa bàn chủ động thực hiện các quy định về bảo vệ rừng và PCCCR. Xây dựng và sửa chữa đường băng cản lửa kết hợp đường tuần tra, tác chiến chữa cháy rừng tại các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy.

Ông Nguyễn Hữu Thường, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia, cho biết: Thực hiện phương pháp đốt cháy trước có điều khiển không những chi phí thấp mà hiệu quả lại cao. Qua kiểm tra đánh giá, sau khi đốt trước đã làm giảm từ 3,5-5 tấn vật liệu khô dễ cháy/ha rừng, tương đương giảm từ 70-85% vật liệu cháy, từ đó giảm từ 2-3 cấp nguy cơ cháy trong mùa khô hanh và nắng nóng.

Theo kế hoạch trong các tháng đầu năm 2020, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia sẽ tiếp tục triển khai xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt trước có điều khiển gần 261,53 ha rừng. Trong những ngày thời tiết khô hanh, ban đã thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ trong ngày phối hợp với hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương kiểm tra các khu rừng trọng điểm, kiểm soát nghiêm nguồn lửa đem vào rừng, kịp thời thông báo tình hình thời tiết, cấp cháy rừng đến các phòng, ban chuyên môn, các trạm bảo vệ rừng trực thuộc và các hộ tham gia nhận khoán để chủ động bố trí lực l­ượng, dụng cụ, ph­­ương tiện tác chiến bảo vệ rừng.

Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm đã tiếp tục chỉ đạo các hạt kiểm lâm phối hợp với các đơn vị liên quan, chủ rừng Nhà n­­ước, địa phư­­­ơng thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động PCCCR; tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCCR, tổ chức diễn tập thực hành thành thạo các nội dung chữa cháy rừng theo phương án đã lập để khi xảy ra cháy rừng các địa phương, chủ rừng sẽ chủ động chữa cháy kịp thời, hiệu quả theo phương châm “4 tại chỗ”. Trong đó, đặc biệt chú trọng làm giảm vật liệu cháy bằng phương pháp đốt trước có kiểm soát nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trong mùa khô hanh và nắng nóng.

Bài và ảnh: Thùy Dương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]