Theo số liệu của Công ty Nielsen Việt Nam, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tăng 9 điểm trong quý I/2018 so với quý IV/2017, đạt 124 điểm. Người tiêu dùng Việt Nam được xếp hạng 4 của thế giới về mức lạc quan trong công việc và tình trạng tài chính cá nhân. Niềm tin của người tiêu dùng được đánh giá dựa trên các tín hiệu tích cực của nền kinh tế song song với tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng phát triển xa hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chỉ số niềm tin và những tín hiệu tích cực

Theo số liệu của Công ty Nielsen Việt Nam, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tăng 9 điểm trong quý I/2018 so với quý IV/2017, đạt 124 điểm. Người tiêu dùng Việt Nam được xếp hạng 4 của thế giới về mức lạc quan trong công việc và tình trạng tài chính cá nhân. Niềm tin của người tiêu dùng được đánh giá dựa trên các tín hiệu tích cực của nền kinh tế song song với tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng phát triển xa hơn.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh - Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam - nhận định, các nước mới nổi như Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm từ 5-7%. Đà tăng trưởng ở các ngành công nghiệp kết hợp với tín hiệu tích cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài, chính sách định hướng tăng trưởng của Chính phủ có thể chuyển thành sự lạc quan của người tiêu dùng.

Thực tế, sự lạc quan đã lan tỏa tới từng người dân, gia đình, thể hiện qua sự chi tiêu, mua sắm và sử dụng các dịch vụ cho cuộc sống hàng ngày. Có thể nhìn thấy rõ sự lạc quan này qua con số về tăng trưởng dịch vụ 6 tháng đầu năm. Theo đó, khu vực dịch vụ có mức tăng cao nhất trong 7 năm trở lại đây đạt 6,9% (bán buôn, bán lẻ tăng tới 8,21%), trở thành ngành có đóng góp lớn nhất vào mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, báo cáo của Nielsen Việt Nam cũng lưu ý rằng, tâm lý tích cực của người tiêu dùng tại Việt Nam lại không dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành hàng tiêu dùng nhanh, với mức tăng trưởng trong quý Ichỉ đạt 1,8%, thấp hơn dự kiến. Thêm nữa, mặc dù chỉ số niềm tin gia tăng nhưng xu hướng chi tiêu của người Việt Nam lại tiết kiệm hơn. Gần 3/4 người Việt được hỏi cho biết họ sử dụng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm.

Vì vậy, để niềm tin và sự lạc quan tiêu dùng của người dân tác động trở lại tích cực hơn tới nền kinh tế, rất cần thêm những chính sách khơi gợi sức mua và đầu tư. Bản thân doanh nghiệp cũng phải có chiến lược mới, đa dạng hơn trong sản phẩm và cách tiếp cận đối với khách hàng nhằm kích cầu tiêu dùng.

Theo Baocongthuong



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]