(Baothanhhoa.vn) - Những năm gân đây, nhiều bác sĩ ở bệnh viện, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh xin nghỉ việc để chuyển ra làm tại bệnh viện tư đang có xu hướng gia tăng. Một số bác sĩ đã được hưởng hỗ trợ đào tạo của tỉnh nhưng sẵn sàng hoàn trả và bồi thường theo hợp đồng để làm việc trong các bệnh viện tư nhân hoặc các đơn vị bệnh viện tuyến Trung ương có mức thu nhập cao hơn, gây không ít khó khăn cho hoạt động chuyên môn của các đơn vị. Trước thực trạng đó, ngành y tế tỉnh cần có giải pháp để tháo gỡ, giữ chân các bác sĩ giỏi, để họ yên tâm công tác, cống hiến vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Chảy máu” nguồn nhân lực ở bệnh viện công

Những năm gân đây, nhiều bác sĩ ở bệnh viện, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh xin nghỉ việc để chuyển ra làm tại bệnh viện tư đang có xu hướng gia tăng. Một số bác sĩ đã được hưởng hỗ trợ đào tạo của tỉnh nhưng sẵn sàng hoàn trả và bồi thường theo hợp đồng để làm việc trong các bệnh viện tư nhân hoặc các đơn vị bệnh viện tuyến Trung ương có mức thu nhập cao hơn, gây không ít khó khăn cho hoạt động chuyên môn của các đơn vị. Trước thực trạng đó, ngành y tế tỉnh cần có giải pháp để tháo gỡ, giữ chân các bác sĩ giỏi, để họ yên tâm công tác, cống hiến vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

“Chảy máu” nguồn nhân lực ở bệnh viện công

Nhờ có chính sách đãi ngộ hợp lý, Phòng khám Đa khoa An Bình đã thu hút được nhiều bác sĩ có tay nghề cao ở bệnh viện công lập về làm việc.

Cuối tháng 8-2019, Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa đã thông báo tuyển dụng 95 y, bác sĩ, người lao động. Thế nhưng, đến nay bệnh viện này vẫn chưa nhận được 1 hồ sơ đăng ký xét tuyển nào, thậm chí đã có một số y, bác sĩ xin nghỉ việc. Ông Phạm Văn Nhì, Trưởng Phòng Tổ chức – Hành chính, Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa cho biết: Bệnh viện công lập chỉ chi trả chế độ theo quy định của Nhà nước, trong khi ở các bệnh viện, phòng khám tư nhân trả mức lương, thu nhập cao gấp 5 đến 10 lần, điều kiện làm việc tốt hơn, áp lực không cao như bệnh viện công nên đã có bác sĩ của bệnh viện xin nghỉ chuyển đến bệnh viện tư nhân làm việc.

Trong khi đó, cũng đóng trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, Bệnh viện Đa khoa Đại An - một bệnh viện tư nhân thuộc Công ty CP Đầu tư Đại An - dù mới đi vào hoạt động chưa đầy 1 năm, đã xây dựng được đội ngũ gần 200 cán bộ, y, bác sĩ, người lao động, đặc biệt bệnh viện đã thu hút được 36 bác sĩ, trong đó có hơn 10 bác sĩ, có cả bác sĩ là trưởng khoa từ hệ thống các bệnh viện công lập chuyển sang.

Bác sĩ Ngô Văn Phan, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đại An chia sẻ: Bản thân từng công tác trong bệnh viện công lập nhiều năm, sang bệnh viện tư nhân thấy môi trường làm việc thuận lợi hơn rất nhiều so với bệnh viện công lập và cơ sở vật chất bệnh viện, trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được các yêu cầu làm việc chuyên môn của bác sĩ. Bên cạnh đó, mức lương của cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện tư nhân cao hơn rất nhiều so với bệnh viện công lập.

Trao đổi với ông Lê Đình Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Đại An, được biết: Tại bệnh viện không có chính sách trói buộc, luôn tạo môi trường, khuyến khích để cán bộ y tế phát huy tay nghề chuyên môn phục vụ bệnh nhân. Cùng với đó là chế độ đãi ngộ xứng đáng với công sức của bác sĩ bỏ ra khi phục vụ người bệnh, phục vụ bệnh viện.

Tính riêng năm 2018, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh – một bệnh viện tư nhân đóng trên địa bàn TP Thanh Hóa đã tuyển dụng được gần 20 bác sĩ, trong đó có 2 bác sĩ từ bệnh viện công lập chuyển sang. Ông Đỗ Công Toàn, giám đốc bệnh viện cho biết: Nhờ có chế độ đãi ngộ hợp lý, trả công theo yêu cầu, theo năng lực, bệnh viện đã tuyển chọn được một lực lượng bác sĩ có tay nghề phục vụ cho sự phát triển, xây dựng thương hiệu bệnh viện và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Có thể khẳng định, môi trường làm việc thuận lợi, thu nhập cao cùng nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn là những yếu tố khiến các y, bác sĩ, người lao động lựa chọn bệnh viện tư nhân để làm việc. Thực tế minh chứng, những năm gần đây việc tuyển dụng các bác sĩ ở bệnh viện tư nhân đã có sự thay đổi rõ nét, nếu trước đây đa phần là các bác sĩ đã về hưu, thì hiện nay bác sĩ trẻ chiếm từ 60 đến 80%. Dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng thực tế cho thấy, thời gian gần đây sự dịch chuyển bác sĩ từ bệnh viện công sang bệnh viện tư đang dần trở nên phổ biến, bệnh nhân đến với bệnh viện tư nhân cũng ngày càng nhiều hơn, điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc cũng tốt hơn.

Ông Đoàn Nam Hưng, Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bác sĩ bỏ bệnh viện công để “đầu quân” cho các đơn vị y tế tư nhân, trong đó, nguyên nhân chính vẫn là thu nhập và áp lực công việc. Thời gian qua, mặc dù những chế độ đãi ngộ của tuyến y tế công lập đã có những thay đổi tích cực, nhưng cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trung bình, một bác sĩ ở đơn vị y tế công lập có thu nhập từ 7-10 triệu đồng/tháng, những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao có thể có mức thu nhập từ 15-20 triệu đồng/tháng nhưng nếu những bác sĩ này được bệnh viện tư “thu hút” thì họ sẽ được trả mức đãi ngộ cao hơn nhiều lần. Đấy là chưa kể môi trường làm việc, áp lực tại các bệnh viện công rất lớn do thường xuyên quá tải bệnh nhân, hạ tầng cơ sở kém... Để thu hút, “giữ chân” nguồn nhân lực chất lượng cho ngành y tế, những năm qua, Sở Y tế đã tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung một số chính sách đãi ngộ đối với nhân lực y tế để giảm sự chênh lệch về thu nhập giữa các đơn vị, vùng miền; ngành nỗ lực huy động mọi nguồn lực, đầu tư cải thiện cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị hiện đại, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và chuyên sâu; đồng thời, giao tự chủ cho các đơn vị.

Nhưng trên thực tế, chính sách thu hút của tỉnh hiện nay chưa thực sự hấp dẫn đối với đội ngũ bác sĩ chất lượng cao. Việc giao tự chủ mới ở giai đoạn đầu thực hiện còn có những bất cập. Tình trạng một bộ phận bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, chọn làm việc ở những đơn vị có thu nhập cao hơn và môi trường làm việc tốt hơn đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách phù hợp, các đơn vị y tế cần có sự đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thu hút nhiều bệnh nhân. Trước thách thức này, các bệnh viện công lập buộc phải có những thay đổi để cạnh tranh thu hút bệnh nhân và giữ chân cán bộ, nhân viên, trong đó, việc triển khai có hiệu quả Đề án Tự chủ tài chính được xem là cơ hội để các bệnh viện công lập “cởi trói” cơ chế, chủ động thu hút đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đồng thời, tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên, người lao động.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài Và Ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]