(Baothanhhoa.vn) - Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh ta trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm tháng 5-2018 là hơn 2,4 triệu người, tổng số lao động trong nền kinh tế ước 2,24 triệu người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chất lượng lao động nhìn từ công tác đào tạo nghề

Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh ta trong độ tuổi lao động ước tính đến thời điểm tháng 5-2018 là hơn 2,4 triệu người, tổng số lao động trong nền kinh tế ước 2,24 triệu người.

Lớp học nghề may thời trang tại Trường Trung cấp nghề Thạch Thành.

Trong giai đoạn 2016-2018, toàn tỉnh ước tạo việc làm cho 197.340 lao động (đạt 59,8% kế hoạch giai đoạn 2016-2020), bình quân tạo việc làm cho gần 65.800 lao động/năm.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm từ 3,7% xuống 3,3%; tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn giảm từ 6,7% xuống 6,3%. Số liệu trên cho thấy tỷ lệ lao động thất nghiệp có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, chất lượng lao động chưa cao, chủ yếu vẫn là lao động bậc thấp và bậc trung, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trình độ tay nghề, ngoại ngữ lẫn thể lực, ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong của người lao động còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp, thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và tay nghề giỏi nên lao động chủ yếu làm những công việc giản đơn, theo thời vụ; nhiều lao động có việc làm nhưng chưa đúng với ngành nghề đào tạo; công tác tuyển dụng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, do đó tính ổn định, bền vững của việc làm còn thấp.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 89 cơ sở đào tạo nghề nghiệp, trong đó có 11 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp, 27 trung tâm và 31 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong giai đoạn 2016-2017, toàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo cho 143.860 người, trong đó: Cao đẳng 2.924 người (chiếm 2,03%), trung cấp 10.486 người (chiếm 7,29%), sơ cấp 50.127 người (chiếm 34,84%), đào tạo dưới 3 tháng 80.323 người (chiếm 55,84%), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 55% năm 2015 lên 61,07% năm 2017. Lao động trong nền kinh tế có văn bằng, chứng chỉ tăng từ 20,2% năm 2015 lên 22,04% năm 2017. Ước thực hiện năm 2018 tuyển sinh đào tạo mới 77.000 người, trong đó: Cao đẳng nghề 3.000 người, trung cấp nghề 6.000 người, sơ cấp nghề 26.000 người, đào tạo dưới 3 tháng 42.000 người; lao động trong nền kinh tế có văn bằng, chứng chỉ ước đạt khoảng 24,7%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt khoảng 64,2%. Về quy mô tuyển sinh đào tạo của các cơ sở tăng từ 66.000 năm 2015 lên khoảng 77.000 năm 2018. Tỷ lệ học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề đạt khoảng trên 80%, riêng trình độ cao đẳng đạt 90-95%.

Tuy số lượng người học nghề và tìm việc làm phù hợp, thu nhập ổn định là khá cao nhưng số lượng người chọn học nghề vẫn chưa nhiều. Nguyên nhân là do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gặp khó trong công tác tuyển sinh là do bản thân người lao động, đặc biệt là học sinh tốt nghiệp THPT, THCS chưa muốn học nghề để giải quyết việc làm, còn tư tưởng trọng bằng cấp; ngành giáo dục chưa thực sự quan tâm đến công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh bậc THCS, THPT. Trong khi các cơ sở đào tạo lại chưa được đầu tư một cách đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên để bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng theo Quyết định số 291-QĐ/TU ngày 27-5-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề ra các giải pháp đó là: Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, sử dụng nhân lực qua đào tạo nghề; đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo để nâng cao hiệu quả đào tạo, giải quyết việc làm. Rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở GDNN cho phù hợp với tình hình hiện nay; đổi mới hệ thống cơ sở GDNN theo hướng tăng cường tự chủ, cạnh tranh; hướng dẫn các cơ sở GDNN nắm chắc nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước để đào tạo nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm, nâng cao khả năng tự tạo việc làm, tự tìm việc làm của người lao động. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thị trường lao động; tổ chức điều tra cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh hàng năm, đánh giá thực trạng lao động, việc làm và biến động lao động để bố trí hợp lý nguồn nhân lực. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhằm tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút lao động vào làm việc; tăng cường hợp tác với các nước có trình độ đào tạo tiên tiến trong khu vực và quốc tế để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động lành nghề... Phấn đấu đến năm 2025, Thanh Hóa có 13 trường đào tạo nghề đạt chuẩn cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế.


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]